Vì đâu mắt “lão hóa” sớm?

23-11-2015 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Theo kết quả điều tra quốc gia được công bố đầu tháng 11 vừa qua, số người trên 50 tuổi ở Việt Nam có thị lực kém cả 2 mắt năm 2015 tăng khoảng 500.000 người so với 2007.

Theo kết quả điều tra quốc gia được công bố đầu tháng 11 vừa qua, số người trên 50 tuổi ở Việt Nam có thị lực kém cả 2 mắt năm 2015 tăng khoảng 500.000 người so với 2007. Đáng lo ngại, hai nguyên nhân hàng đầu khiến suy giảm thị lực tiến triển nhanh thành mù lòa là đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc có xu hướng gia tăng.

Vì đâu mắt “lão hóa” sớm?
GS. TS. Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch Hội Nhãn khoa TP.HCM

Trong khi đó, các nhà khoa học gần đây kết luận, ngoài tuổi tác thì môi trường độc hại và ánh sáng xanh là các yếu tố đặc biệt gây hại cho thủy tinh thể và võng mạc.

Mắt kém không chỉ bởi tuổi già

Mắt bắt đầu lão hóa từ tuổi 40 và đến 50 - 60 tuổi thì mắt đã có triệu chứng suy giảm khả năng nhìn cho dù chỉnh kính tối đa. Tình trạng này là do sự rối loạn trong quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể, cũng như võng mạc bị thoái hóa dần theo tuổi tác mà chức năng bị suy giảm không còn được bù trừ bởi các tế bào còn lại.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy ngoài triệu chứng suy giảm thị lực ngày càng đến sớm, các rối loạn thị giác khác như nhìn lóa, mỏi mắt, khô mắt, chảy nước mắt và rối loạn hợp thị do các tật khúc xạ cận, viễn, loạn thị... xuất hiện ở cả những người trong độ tuổi đôi mươi.

Các bằng chứng khoa học chỉ ra, việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại và ánh sáng xanh là hai nguyên nhân của tình trạng mắt lão hóa sớm.

Vì đâu mắt “lão hóa” sớm?
Các tác nhân gây suy giảm thị lực của mắt ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại

Khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông... khi được hít thở qua phổi vào máu tích tụ thành các chất oxy hóa độc hại có khả năng lấy đi âm điện tử của protein tế bào làm biến đổi cấu trúc và tỷ lệ thành phần protein của thủy tinh thể khiến cấu trúc này trở nên mờ đục… Các chất oxy hóa độc hại khi vào võng mạc cũng gây tổn thương cho võng mạc theo cách tương tự, khiến tế bào chết đi.

Tại Việt Nam, 2 thành phố ô nhiễm nhất là Hà Nội và TP.HCM (mức độ bụi cao gấp 4-6 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới) cũng chính là nơi có tỷ lệ suy giảm thị lực cao nhất nước ta.

Đối với ánh sáng xanh - thuộc quang phổ ánh sáng thấy được nhưng gần với vùng tia tử ngoại, có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao hơn các ánh sáng thấy được còn lại - khi tiếp xúc thường xuyên có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein, dẫn đến đục thủy tinh thể. Mặt khác, ánh sáng xanh gây đảo chiều phản ứng quang hóa của Rhodopsine - sắc tố thị giác của tế bào quang cảm thụ, thúc đẩy sự chết của tế bào này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhìn rõ của mắt.

Ánh sáng xanh có từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên đến từ ánh sáng mặt trời, nguồn nhân tạo đến từ bóng đèn LED, màn hình máy tính, điện thoại, tivi... Trong đó, ánh sáng xanh nhân tạo mà con người lạm dụng cả ngày lẫn đêm mới gây hại liên tục và ngày càng gia tăng. Báo cáo của các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ) cho rằng những người làm ca đêm  hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh ban đêm, ngoài bệnh mắt còn có có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và béo phì.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng xanh gần 10 giờ/ngày (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem ti vi 2 giờ).

Bảo vệ mắt từ bên trong bằng tinh chất Broccophane thiên nhiên

Từ thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã tìm ra Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ hiện diện trong cơ thể, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc trước tác động gây hại từ tuổi tác, môi trường và ánh sáng xanh.

Vì vậy, phương pháp mới chăm sóc và bảo vệ mắt đã được tập trung nghiên cứu theo hướng tác động nhằm tăng cường Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể từ đó đảm bảo sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của thủy tinh thể và võng mạc hiệu quả, an toàn.

Vì đâu mắt “lão hóa” sớm?
Tinh chất Broccophane thiên nhiên có trong WIT được chứng minh có khả năng ưu việt trong bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, giúp phòng ngừa bệnh mắt.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bằng 3 cơ chế:  hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ tế bào. Đồng thời, Thioredoxin cũng giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.

Theo kết luận của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên và an toàn, hạn chế  thoái hóa hoàng điểm và ngăn ngừa các bệnh về mắt khác.

Trong cuộc sống hiện đại, con người không thể tách rời các thiết bị điện tử; việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng không thể diễn ra một sớm một chiều. Vì vậy chủ động bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc từ bên trong trước các tác nhân gây hại là biện pháp tích cực bảo vệ đôi mắt - cửa sổ tâm hồn của mỗi người.

GS. TS. Lê Minh Thông

Phó Chủ tịch Hội Nhãn khoa TP.HCM

XEM VIDEO CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA TINH CHẤT BROCCOPHANE THIÊN NHIÊN TRONG BẢO VỆ THỦY TINH THỂ VÀ VÕNG MẠC

 

 


Ý kiến của bạn