Thiếu vi chất dinh dưỡng, con đánh mất “thời điểm vàng” phát triển toàn diện
Ngày nay, giữa vô vàn thông tin về bí quyết, mẹo mực nuôi dạy con - khi mà bạn mải chạy theo các “bí kíp” tăng trưởng chiều cao, kích hoạt trí tuệ - bạn có thể quên mất con yêu của mình đánh mất cơ hội phát triển toàn diện vì thiếu vi chất dinh dưỡng.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A,B,C,D,E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, i-ốt...). |
3 năm đầu đời là “thời điểm vàng” để trẻ phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé rất dễ thiếu vi chất dinh dưỡng.
Khác với người lớn tự nhận thức “ăn gì thì tốt cho sức khỏe”, trẻ nhỏ khi làm quen với thức ăn thường chỉ chọn những món theo sở thích. Theo các chuyên gia, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất.
Ngoài ra, bộ máy tiêu hóa và chức năng hấp thu của trẻ ở tuổi này chưa hoàn thiện, nên các thiếu sót trong nuôi dưỡng như ăn ít, ăn nhanh, ăn không đủ bữa cũng khiến trẻ không được cung cấp đủ vi chất.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khiến trẻ dễ thua bạn cùng trang lứa (ảnh minh họa)
Thêm nữa, bắt đầu từ lúc ăn dặm (tháng thứ 6 trở đi) là giai đoạn giao thoa giữa miễn dịch thụ động (kháng thể truyền từ sữa mẹ) và miễn dịch chủ động (cơ thể bé tự sản xuất) nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng..
Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ “đói” vi chất dinh dưỡng
Cơ thể không tự tổng hợp được vi chất dinh dưỡng mà phải dung nạp từ thực phẩm, nhưng chúng ta lại không thể nhìn hay cảm nhận bằng mắt thường nên khó nhận định thiếu hay đủ.
Dưới đây là các vi chất trẻ nhỏ thường thiếu hụt và cách nhận biết:
Biểu hiện | Hệ lụy | |
Thiếu sắt | Sắc da của trẻ nhợt nhạt, xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt); tóc khô, móng tay mềm, dễ gãy. Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch. | Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu sắt, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đi học kém tập trung, giảm trí nhớ. Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể dẫn đến tăng nhịp tim, khó thở. |
Thiếu canxi | Trẻ chậm mọc răng, đổ nhiều mồ hôi (nhất là lúc ngủ), tóc rụng vành khăn, ngủ không yên giấc, dễ cáu giận, hay kêu nhức mỏi chân tay. | Thiếu canxi khiến trẻ còi xương, chậm biết đi, xương khớp không bình thường; trẻ chậm mọc răng, sâu răng, răng mọc không đều… |
Thiếu i-ốt | Trẻ có dấu hiệu rụng lông/tóc, táo bón, vàng da, sợ lạnh; trí tuệ chậm phát triển, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng… | Trẻ dễ bị thấp còi, tổn thương các tế bào thần kinh. Nếu thiếu i-ốt từ trong bụng mẹ, khi ra đời bị suy giáp bẩm sinh, trẻ lớn hơn có thể bị đần độn, bướu cổ. |
Thiếu kẽm | Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, ăn uống kém, chậm tăng cân, suy giảm miễn dịch… | Trẻ chậm phát triển thể lực, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, giảm khả năng sinh sản. |
Thiếu vitamin | Tóc khô, rụng; lợi sưng, chảy máu; viêm da, giảm cân, khô mắt, quáng gà, chán ăn, mệt mỏi… | Trẻ mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, tinh thần kém, hệ miễn dịch kém, dễ mọc mụn nhiệt, đầu lưỡi sưng, môi viêm tấy, mắt kết màng, da tay chân nóng… |
Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, ăn không ngon, ngủ không yên, mệt mỏi (ảnh minh họa)
Làm gì để con yêu không thiếu vi chất dinh dưỡng?
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, để trẻ không thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, phương cách an toàn nhất vẫn là thông qua nguồn thực phẩm để bổ sung vitamin và các khoáng chất. Trong đó, ba mẹ nên chú ý các điểm sau:
- Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể, cố gắng cho trẻ bú đến 18-24 tháng. Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Thức ǎn cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Khi trẻ đã mọc rǎng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện rǎng, luyện cơ nhai. Do vậy, không cần thiết phải cho mọi thức ǎn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa.
- Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là lượng muối trong thức ăn.
- Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Đường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ǎn các thức ǎn khác, mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng rǎng. Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn.
- Cần cho trẻ uống đủ nước: 100ml/kg/ngày, nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng, nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ do việc bảo quản, nấu nướng thức ăn không hợp lý cũng có thể làm phân hủy và mất đi một số chất cần thiết.
Do đó, để bổ sung dễ dàng hơn vi chất cần thiết, phụ huynh có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung chứa các vitamin và khoáng chất dễ thiếu hụt như sắt, kẽm, i-ốt, canxi, các loại vitamin như A, C, D, nhóm B (B1, B2, B6, B9), đặc biệt là có L-Lysin nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ gia tăng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch ở trẻ.
Kinder Optima - Vitamin tổng hợp giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện Kinder Optima là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Doppelherz, thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Đức với sự kết hợp giữa L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất được chứng minh giúp tăng cường hấp thu, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao, cải thiện tầm vóc. Một ưu điểm khiến Kinder Optima chiếm trọn lòng tin của hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới đó là tính hiệu quả lâu dài, trẻ tăng trưởng bền vững, không có hiện tượng tăng cân ảo, không gây dậy thì sớm. Sản phẩm vị cam thơm ngon, liều dùng tiết kiệm. Thành phần: Trong mỗi 5ml chứa L-Lysin (L-Lysin monohydrochlorid).................................. 50 mg Vitamin A (Retinyl palmitat) ..............................................200 µg Vitamin B 1 (Thiamin hydrochlorid).....................................1,5 mg Vitamin B 2 (Riboflavin).......................................................1,4 mg Vitamin B 6 (Pyridoxin hydrochlorid)......................................1 mg Vitamin B 12 (Cyanocobalamin)...............................................3 µg Vitamin C (Axit Ascorbic)....................................................40 mg Vitamin D 3 (Cholecalciferol)...................................................5 µg Vitamin E (DL-alpha-Tocopheryl acetate)............................. 6 mg Biotin......................................................................................50 µg Axit folic (Vitamin B9)........................................................200 µg Niacin (Nicotinamid)................................................................8 mg Axit pantothenic (Calci-D-pantothenate) ............................... 3 mg I-ốt (Natri i-odid)....................................................................70 µg Sắt (Sắt gluconat).....................................................................7 mg Magie (Magie citrat)…….......................................................20 mg Mangan (Mangan gluconat)..................................................500 µg Kẽm (Kẽm gluconat)................................................................5 mg Đối tượng sử dụng: - Trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, ốm còi. - Trẻ hấp thu kém, suy nhược cơ thể, hoặc trong thời kỳ dưỡng bệnh cần cung cấp vitamin và khoáng chất - Trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh về thể lực và tầm vóc. Cách dùng - liều dùng: Uống cùng bữa ăn. - Trẻ dưới 5 tuổi: 1,25ml/ngày - Trẻ từ 5 - 7 tuổi: 2,5ml/ngày - Trẻ trên 7 tuổi: 5ml/ngày Hoặc theo liều hướng dẫn của nhân viên y tế. GPQC số: 2888/2020/XNQC-ATTP Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |