1. Nguyên nhân và cơ chế hình thành vết thâm mụn
Vết thâm mụn hình thành là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da. Trong quá trình tự làm lành tổn thương, mụn dễ bị tăng sắc tố, làm xáo trộn sự cân bằng và sản sinh nhiều Melanin. Vì thế khiến vùng tổn thương bị đen sậm lại, tạo thành vết thâm mụn kém thẩm mỹ, làn da kém mịn màng và không đều màu.
Nguyên nhân gây ra vết thâm mụn thường gặp là:-
- Do không trị mụn sớm, mụn tái đi tái lại, bị vôi hóa, chai cứng.
- Thói quen dùng tay cạy mụn hay dùng vật cứng nặn mụn.
Sử dụng cây nặn mụn gây đau, để lại nhiều vết thâm trên da.
- Lạm dụng kem trị mụn một cách bừa bãi gây kích ứng khiến mụn lên nhiều, sinh viêm và để lại thâm.
- Cháy nắng, bỏng nắng do không bảo vệ da khi ra ngoài trời, kích thích Melanin sản sinh làm sẫm vùng da mụn.
- Vệ sinh da kém gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn và thâm mụn kéo dài.
- Khi vết thương mụn đã lành lại, lớp da non trên bề mặt còn yếu ớt chưa phát triển hoàn toàn và rất nhạy cảm. Vì thế, vùng da này dễ dàng bị sậm màu và mất nhiều thời gian mờ đi khi tiếp xúc thường xuyên ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mất cân bằng hormone, căng thẳng, stress,…
Các yếu tố khiến vết thâm mụn sậm màu.
2. Đa dạng giải pháp trị thâm mụn:
Thâm mụn xuất hiện trên khuôn mặt khiến làn da bạn trở nên kém tươi tắn.
Ở người cơ địa tốt, đa phần vết thâm mới có thể mờ dần và trở về bình thường trong thời gian ngắn nếu chủ động chăm sóc phù hợp trên tầng thượng bì bằng thuốc bôi và các sản phẩm làm mờ vết thâm mụn hiệu quả.
Tuy nhiên nếu tổn thương mụn gây ra trầm trọng và có kích thước lớn, vết thâm sẽ mất thời gian rất dài để mờ đi và có thể đeo bám suốt đời. Lúc này nên lựa chọn điều trị từ sâu bên trong, phá vỡ sự tích tụ sắc tố Melanin và kích thích tái tạo tế bào thay thế.
Điều đó lý giải câu hỏi: Vì sao khi điều trị cần phân loại đúng tình trạng để điều trị hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức và có lợi về mặt kinh tế. Dưới đây là một số gợi ý về trị thâm mụn hiệu quả:
Phương pháp loại bỏ - Đem lại hiệu quả cao trong điều trị những vết thâm mụn lâu ngày và sẫm màu.
— Chemical peel ( Peel da): Là 1 phương pháp làm bong đi lớp tế bào sừng chứa melanin trên bề mặt da, làm lỗ chân lông thông thoáng và hấp thụ các dưỡng chất sáng da hiệu quả hơn. Tùy vào từng loại dược chất sẽ giảm thâm mụn theo những cơ chế khác nhau như:
Salicylic acid: Kháng viêm, giảm viêm, thu nhỏ lỗ chân lông và đồng đều màu da.
Retinol (1 dẫn xuất vitamin A): Làm trắng da và trẻ hóa da.
Glycolic acid và TCA: Giúp da mịn màng, mờ thâm nhờ tái tạo da và tăng sinh collagen.
— Lăn kim và Laser Fractional CO2: Phương pháp sử dụng bánh kim lăn y khoa để tạo tổn thương vi điểm, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách an toàn như thâm do mụn, làm sáng da, đều màu da và trẻ hóa làn da.
— Laser NdYAG: Hoạt động theo nguyên lý bắt màu, chỉ tác dụng lên vùng sắc tố Melanin gây vỡ vụn, được đại thực bào tiêu hóa và thải ra ngoài theo hệ thống bài tiết của cơ thể. Phương pháp không gây bất kỳ tổn thương, không xâm lấn, cho tác động tức thời và có thể áp dụng cho mọi đối tượng.
Phương pháp ức chế tạo ra Melanin - Áp dụng cho thâm mụn mới hình thành, vết thương vừa khô đi và bắt đầu lên da non.
Bạn nên bắt đầu bằng sản phẩm bôi ngoài, vitamin dạng uống để vết thâm mụn nhạt màu nhanh và mờ đi trông thấy.
- Chống nắng: Giúp giảm tác hại của tia UV trên da, giúp giảm thâm mụn, còn ngăn ngừa lão hóa da và ung thư da.
- Vitamin PP: Có tính chất kháng viêm đồng thời ngăn cản di chuyển của những túi Melanosome từ tế bào Melanocyte vào tế bào sừng.
- Vitamin C: Sử dụng serum trị thâm mụn chứa vitamin C hoặc Điện di vitamin C làm mờ vết thâm mụn, tăng sinh Colagen cho làn da trắng sáng mịn màng.
- Acid Kojic, Hyroquinone: Có trong kem trị thâm mụn, kem trắng da. Lưu ý khi dùng hydroquinone có thể làm cho vùng da lân cận bị trắng nên chỉ chấm lên các vùng da bị thâm mụn cần điều trị.
3. Giải pháp ngăn ngừa vết thâm mụn hiệu quả:
Những điều cần lưu ý ngay khi vết thương mới hình thành và trong thời gian phục hồi như:
Ảnh minh hoạ
- Không trì hoãn trị mụn và vết thâm, việc trị sớm góp phần giảm thiểu 70% tác nhân gây viêm, tổn thương và thâm mụn.
- Hạn chế nặn mụn và các phương pháp trị mụn phản khoa học.
- Giữ vệ sinh vùng da tổn thương và tránh nắng kỹ càng. Luôn sử dụng kem chống nắng dành cho da mụn với 30 SPF trở lên khi ra ngoài trời.
- Bổ sung vitamin PP, C, E, Glutathione, L-Cystine,… dạng uống (theo chỉ định Bác sĩ chuyên khoa) và tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, D, Omega-3, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Hạn chế tiêu thụ đường và chất kích thích như cà phê, rượu bia,…
Khi trị vết thâm mụn, đừng nên quá nôn nóng và vội vàng, làn da không chỉ cần thời gian phục hồi tổn thương mà còn cần thời gian để đều màu trở lại. Nếu bạn quá lo lắng về tình trạng da có thể đến thăm khám và tư vấn với Bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ phương pháp phù hợp. Chúc bạn mau có làn da khỏe mạnh và sáng mịn tự nhiên!
Bài viết được tổng hợp và chia sẻ từ
Bác Sĩ Da Liễu Chuyên Khoa I: Lê Thượng Thụy Vi
( Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu O2 SKIN)