Hà Nội

Vết bầm tím không rõ nguyên nhân, cảnh báo thiếu trầm trọng 3 loại vitamin này

27-01-2023 13:38 | Dược
google news

SKĐS - Vết bầm tím thường xảy ra sau một chấn thương. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra không rõ nguyên nhân có thể bạn đã bị thiếu hụt một số vitamin…

Hầu hết các vết bầm tím xảy ra sau một chấn thương. Khi bạn bị thương, sẽ làm tổn thương các mạch máu ngay dưới bề mặt da, khiến chúng bị rò rỉ máu, tạo ra vết bầm tím dưới da. Nhưng đôi khi vết thâm tím có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, có thể là dấu hiệu cảnh báo của sự thiếu hụt vitamin.

Một số loại vitamin giúp củng cố các mạch máu, một số khác góp phần làm đông máu khỏe mạnh, điều này cũng giúp làm cho các mạch máu của bạn ít bị rò rỉ hơn… Dưới đây là 3 loại vitamin khi bị thiếu có thể gây nên vết bầm tím.

1. Vitamin C

Vitamin C được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt, khoai tây, cà chua và các loại trái cây và rau quả khác. Loại vitamin này được biết là giúp tạo ra collagen, một loại protein mang lại cấu trúc cho làn da.

Nhưng khi bạn thiếu vitamin C, các mạch máu dễ bị vỡ và gây bầm tím hơn…

photo-1674030313129

Dễ bị bầm tím có thể do thiếu hụt một số loại vitamin khác nhau.

2. Vitamin K

Thiếu vitamin K là một vấn đề khác có thể gây chảy máu không rõ nguyên nhân khi mức độ thấp.

Vitamin K có liên quan đến quá trình đông máu khỏe mạnh và giúp củng cố thành mao mạch (những mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể). Khi mức vitamin K thấp, các mao mạch có nhiều khả năng bị vỡ ngẫu nhiên.

3. Sắt

Sắt là một hóa chất quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Khi mức độ thấp, cơ thể có thể không tạo ra đủ các tế bào máu này (còn gọi là thiếu máu thiếu sắt).

Giống như thiếu vitamin K, thiếu máu do thiếu sắt có thể làm giảm quá trình đông máu. Ngoài việc không thể tạo đủ tế bào hồng cầu (thiếu máu), việc sản xuất tiểu cầu cũng có thể giảm.

photo-1674030315677

Tim đập nhanh là một dấu hiệu khác của thiếu máu do thiếu sắt…

Tiểu cầu là bước đầu tiên trong quá trình đông máu, vì vậy việc giảm tiểu cầu dẫn đến tăng vết bầm tím.

Thiếu sắt phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng khác của tình trạng thiếu sắt bao gồm:

  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Khó thở
  • Rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh)
  • Da nhợt nhạt

Nếu lo lắng về các triệu chứng thiếu sắt, bạn nên đi khám, làm xét nghiệm máu, để xác nhận tình trạng thiếu sắt của cơ thể.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy số lượng hồng cầu thấp, bạn sẽ được khuyến nghị dùng viên sắt để thay thế lượng sắt bị thiếu.

Dễ bị bầm tím cũng là một tình trạng có thể đi kèm với tuổi tác, còn gọi là ban xuất huyết do tuổi già. Khi già đi, da trở nên mỏng hơn, khô hơn và cũng có xu hướng dễ bị bầm tím hơn…

Mệt mỏi, suy nhược do thiếu sắt, bổ sung như thế nào?Mệt mỏi, suy nhược do thiếu sắt, bổ sung như thế nào?

SKĐS - Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược không rõ nguyên nhân, rất có thể bạn bị thiếu sắt. Hãy đi khám và tìm hiểu nguyên nhân để bổ sung sắt thích hợp.

Mời độc giả xem thêm video:

Các biện pháp phòng tránh sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng.



Ngọc Bích
(Theo EP)
Ý kiến của bạn