Vệ tinh quan sát Trái đất của Việt Nam hoạt động ổn định trở lại sau hơn 10 năm trên quỹ đạo

01-05-2025 07:18 | Xã hội
google news

SKĐS - Vệ tinh VNREDSat-1 được phóng vào ngày 7/5/2013 và đã hoạt động ổn định hơn 10 năm trên quỹ đạo (gấp đôi tuổi thọ so với thiết kế là 5 năm) cho đến thời điểm gặp sự cố lỗi hệ thống điều khiển vào cuối năm 2023.

Vệ tinh đo hàm lượng carbon rừng do người Việt Nam chế tạo được phóng lên quỹ đạoVệ tinh đo hàm lượng carbon rừng do người Việt Nam chế tạo được phóng lên quỹ đạo

SKĐS - Chiều ngày 29/4, vệ tinh BIOMASS của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chính thức được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Vega-C. Vệ tinh này do TS Lê Toàn Thủy, Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp, là kiến trúc sư trưởng.

Trung tâm Điều khiển và Khai thác Vệ tinh nhỏ thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã cơ bản khắc phục các lỗi kỹ thuật, vệ tinh VNREDSat-1 đã chụp và truyền ảnh về trạm mặt đất ở Việt Nam trong buổi sáng ngày 30/4/2025 đánh dấu hoạt động bình thường trở lại của toàn hệ thống.

Vệ tinh quan sát Trái đất của Việt Nam hoạt động ổn định trở lại sau hơn 10 năm trên quỹ đạo- Ảnh 2.

Vệ tinh VNREDSat-1 hoạt động trên quỹ đạo gần 12 năm, vượt hơn 2 lần thời gian thiết kế.

VNREDSat-1 được phóng lên vũ trụ vào ngày 7/5/2013, đưa Việt Nam trở thành một trong 25 quốc gia trên thế giới có vệ tinh quan sát trái đất riêng ở thời điểm đó. Vệ tinh có nhiệm vụ cung cấp ảnh dữ liệu độ phân giải cao nhằm phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phòng chống thiên tai...

Vệ tinh quan sát Trái đất của Việt Nam hoạt động ổn định trở lại sau hơn 10 năm trên quỹ đạo- Ảnh 3.

Ảnh VNREDsat-1 chụp TP Huế ngày 8/4/2022.

Được thiết kế vận hành khoảng 5 năm nhưng VNREDSat-1 hoạt động vượt thời gian thiết kế. Vì vậy, theo Viện Công nghệ Vũ trụ, từ cuối năm 2021 (sau hơn 8 năm hoạt động), vệ tinh gặp phải lỗi kỹ thuật nghiêm trọng liên quan đến phần cứng hệ thống lưu trữ dữ liệu vận hành và điều khiển. Lỗi kỹ thuật này vượt quá khả năng tự phục hồi khiến hệ thống tạm ngừng vận hành và khai thác từ 9/11/2021 đến 25/3/2022.

Thay vì làm việc với hãng chế tạo vệ tinh, tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian, các cán bộ ở Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ, Viện Công nghệ vũ trụ kết hợp với các chuyên gia Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn các máy chủ điều khiển hệ thống và đưa vệ tinh VNREDSat-1 chụp ảnh trở lại.

Theo đánh giá sơ bộ, vệ tinh VNREDSat-1 vẫn ở trong tình trạng tốt và có thể tiếp tục cung cấp ảnh cho Việt Nam trong một hai năm tới.

VNREDSar-1 có thể vận hành gấp hơn 2 lần so với thiết kế và vẫn đang tiếp tục hoạt động là một thành công lớn so với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới.

Điều này đem lại sự chủ động hoàn toàn trong công tác giám sát từ xa tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác giám sát và khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, góp phần tích cực vào các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ vũ trụ cũng như an ninh quốc phòng, hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Những hiệu quả mang lại từ VNREDSat-1 đã khẳng định nhu cầu, giá trị quan trọng và cấp thiết về nguồn dữ liệu chủ động để quan sát trái đất của Việt Nam, phục vụ cho các mục đích giám sát tài nguyên thiên, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo chủ quyền cả trên bộ, trên không, lãnh hải.

Phát hiện thêm 128 Mặt Trăng là vệ tinh của Sao ThổPhát hiện thêm 128 Mặt Trăng là vệ tinh của Sao Thổ

SKĐS - Sao Thổ là một hành tinh khổng lồ, đứng thứ 2 trong Hệ Mặt Trời chỉ sau sao Mộc và cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất. Con số vệ tinh của Sao Thổ đến nay có thể lên đến hàng trăm.


Tô Hội
Ý kiến của bạn