Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế

05-07-2025 08:01 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Nằm bên dòng sông Hương, làng Thanh Tiên là nơi những bông hoa giấy ra đời từ đôi tay nghệ nhân. Hơn 300 năm qua, nghề làm hoa giấy được gìn giữ và trở thành nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng của Huế.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 1.

Nằm bên dòng Hương thơ mộng, làng Thanh Tiên thuộc phường Dương Nỗ, TP Huế nổi tiếng bởi nghề làm hoa giấy truyền thống hơn 300 năm tuổi.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 2.

Theo các tài liệu ghi chép, tục xưa, hoa giấy được trang trọng bày trí ở những nơi như am cảnh và ông táo... hàng năm hoa giấy được thay thế một lần vào Tết Nguyên đán. Cũng vì thế, mỗi dịp Tết, làng nghề Thanh Tiên lại tất bật hơn để chuẩn bị hoa để phục vụ nhu cầu của nhiều gia đình.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 3.

Trải qua thời gian, hoa giấy Thanh Tiên không còn chỉ gói gọn trong lễ nghi thờ cúng, mà dần trở thành sản phẩm văn hóa được người yêu thích mỹ thuật, du lịch và sưu tầm tìm đến.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 4.

Điều đặc biệt ở hoa giấy Thanh Tiên là tất cả các công đoạn đều được làm thủ công.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 5.

Người dân tận dụng nguyên liệu sẵn có như tre để làm cành, cây lùng để làm lõi, giấy màu thủ công để làm hoa. Mỗi cành thường gồm 9 bông, các loại phổ biến là hồng, cúc, huệ, lan, đồng tiền... phối màu tươi tắn nhưng vẫn hài hòa.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 6.

Nghệ nhân Trần Phú (người có hàng chục năm làm hoa giấy) cho biết, nghề làm hoa giấy đòi hỏi sự kiên trì và đôi tay quen nghề. "Mỗi năm gia đình tôi làm hàng nghìn cặp hoa giấy, quanh năm vẫn có khách đến đặt. Họ dùng để trang trí, làm quà tặng, hoặc đơn giản là để giữ một nét Huế trong nhà", ông Phú nói.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 7.

Dù giá mỗi cặp hoa chỉ vài chục nghìn đồng, ông Phú chưa bao giờ tính chuyện bỏ nghề. "Đây là nghề truyền thống mà ông cha để lại, tôi là đời thứ 3 nối dõi. Vì muốn gìn giữ và phát huy nghề truyền thống, thế hệ chúng tôi vẫn luôn gắn bó, sống với nghề. Tuy nhiên, công việc đem lại thu nhập thấp nên rất lo khi làng nghề càng ngày càng ít người nối nghiệp", ông Phú chia sẻ.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 8.

Những năm gần đây, hoa giấy Thanh Tiên dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Du khách đến Huế không chỉ thăm quan đền đài, lăng tẩm... mà còn tìm về làng Thanh Tiên để xem tận mắt quy trình làm hoa và tự tay trải nghiệm.

Về làng Thanh Tiên, ngắm hoa giấy 'nở' từ đôi tay nghệ nhân xứ Huế- Ảnh 9.

Ông Nguyễn Văn Trai, Phó Chủ tịch UBND phường Dương Nỗ cho biết, hiện có khoảng 5 hộ làm nghề quanh năm và hơn 30 hộ làm hoa giấy theo thời vụ. Thời gian qua, phường xây dựng thương hiệu tập thể cho nghề hoa giấy và được công nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời, không ngừng đầu tư hạ tầng như đường giao thông, điện chiếu sáng, bến thuyền du lịch, nhà trưng bày để hỗ trợ quảng bá làng nghề. Với những giá trị văn hoá, truyền thống làng làm hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay TP Huế) công nhận làng nghề truyền thống năm 2013.

Loài hoa lan quý hiếm trong Sách đỏ được biết đến là "thần dược" của rừng xanhLoài hoa lan quý hiếm trong Sách đỏ được biết đến là 'thần dược' của rừng xanh

SKĐS - Không chỉ có những bông hoa mĩ miều, loài lan kim tuyến quý hiếm còn được biết đến với danh xưng "thần dược" của rừng xanh.

 

Từ Thành - Hoàng Dũng
Ý kiến của bạn