Cùng với 99 địa điểm khác của 53 quốc gia trên thế giới, mới đây Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản địa chất quốc tế.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận Di sản địa chất quốc tế nhờ hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo karst.
Dự kiến, Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế sẽ công bố danh sách 100 di sản địa chất IUGS tại Đại hội Địa chất quốc tế (IGC) lần thứ 37 diễn ra từ ngày 25-31/8 tại Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: Mạnh Pirlo)
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà bao gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang động chủ yếu (hang hàm ếch biển cổ, hang nền karst cổ và hàm ếch).
Địa mạo karst là địa mạo của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất.
Năm 1994, Vịnh Hạ Long đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về thẩm mỹ.
Năm 2000, Vịnh Hạ Long lại được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ hai với giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo.
Ngày 16/9/2023, tại kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản thiên nhiên thế giới, UNESCO đã công nhận Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
Vịnh Lan Hạ (nằm về phía Đông của đảo Cát Bà và phía Nam của Vịnh Hạ Long) có diện tích hơn 7000m2 với rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ. (Ảnh: Mạnh Pirlo)
Vẻ đẹp hoang sơ của Vịnh Lan Hạ. (Ảnh: Mạnh Pirlo)
Du lịch Vịnh Lan Hạ Cát Bà đang được nhiều du khách yêu thích.
Diện mạo của khu vực Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà và các giá trị địa chất, địa mạo độc đáo, nổi tiếng như ngày nay là kết quả của quá trình vận động kiến tạo địa chất khu vực kéo dài hơn 500 triệu năm. Đó cũng chính là lý do UNESCO đã ba lần công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới.