Hà Nội

Ve chó chui vào tai người có sao không?

15-01-2024 14:36 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Nuôi thú cưng như mèo, chó... đang trở thành trào lưu, thậm chí là đam mê của nhiều gia đình. Tuy vậy, việc quá gần gũi với thú cưng có thể sẽ bị nhiễm giun đũa chó mèo, trong đó có ve chó, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ổ ve chó làm tổ dày đặc trong tai bé traiỔ ve chó làm tổ dày đặc trong tai bé trai

SKĐS - Ngứa ngáy, khó chịu nhiều trong tai, bé trai 5 tuổi được gia đình đưa đi khám, kết quả phát hiện một ổ ve chó kết dày đặc trong tai.

Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện nội soi lấy dị vật là con ve chó kèm theo ổ trứng nằm sâu trong ống tai trái của bệnh nhi 7 tuổi.

Trước đó, bệnh nhi được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn trong tình trạng ngứa, kèm đau nhiều ở tai trái. Qua thăm khám và nội soi tai mũi họng, các bác sĩ phát hiện dị vật là một loại ký sinh trùng - ve chó, kích thước khoảng 5x5 mm, kèm theo ổ trứng nằm sâu trong ống tai trái.

Ngay lập tức bệnh nhi đã được lấy bỏ dị vật ra ngoài và vệ sinh tai. Sau thủ thuật, bệnh nhi thấy dễ chịu, đỡ đau tai hơn và được kê đơn thuốc về theo dõi, điều trị tại nhà.

Trước đó không lâu, người phụ nữ 71 tuổi ở Nghệ An bị ngứa, ù, đau, chảy máu tai. Sau khi khám, các bác sĩ đã nội soi và phát hiện ổ ve chó đang ký sinh và di chuyển trong tai cụ bà. Chúng sinh sôi, đẻ trứng trong tai và hút máu.

Các bác sĩ đã gây tê cho bệnh nhân, sau đó dùng dụng cụ soi vào tai và gắp những con ve chó ra ngoài, bơm rửa sạch ống tai. Sau khi thủ thuật, người bệnh thấy hết đau, dễ chịu và thoải mái.

Ve chó có thể gây bệnh nguy hiểm cho người

Thông thường các loại côn trùng sống ký sinh trên chó mèo có rất nhiều loại. Phổ biến là họ ve và bọ chét. Ve có kích thước dưới 1 cm, hút máu trên chó mèo thuộc họ Dermacentor sp, chúng hút máu và có thể truyền nhiều loại bệnh truyền nhiễm cho người và thú nuôi.

Chu trình phát triển của ve chó như sau: Trứng ve nở thành ấu trùng, ấu trùng tìm ký chủ (chó, mèo, người) hút máu, sau đó phát triển thành con trưởng thành. Ve cái trong khoảng thời gian hút máu sẽ thực hiện việc giao phối với con đực. Sau đó nó sẽ rời khỏi ký chủ. Ve cái chọn những nơi có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, không có ánh sáng chiếu trực tiếp để đẻ trứng. Các vị trí như khe, kẽ tường nhà, nơi chó thường nằm nghỉ ngơi chính là địa điểm thích hợp cho ve đẻ trứng.

Mầm bệnh do ve chó gây ra rất nguy hiểm nếu chúng ta tiếp xúc với thú nuôi, thú cưng và bị ve chó đốt, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi.

Ve chó có thể truyền nhiều loại mầm bệnh: Vi khuẩn, virus, Rickettsia...

Nếu mầm bệnh là Rickettsia có thể gây ra các bệnh: Sốt Q do ve Rhipicephalus, Dermacentor truyền bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp và tiêu hoá. Ngoài ra, có sốt phát ban vùng núi đá; Sốt phát ban Siberie…

Nếu mầm bệnh là virus sẽ gây đau đầu dữ dội, sốt cao, buồn nôn, hôn mê, có thể tử vong. Một số bệnh viêm não do ve truyền là do virus gây viêm cấp ở não, tủy sống, màng não.

Nếu mầm bệnh là vi khuẩn thường gặp là bệnh Tularemia do ve Dermacentor truyền, còn gọi là bệnh sốt thỏ, sốt ruồi hươu, hay bệnh Ohara do Francisella Tularensis gây ra.

Ve chó chui vào tai người có sao không?- Ảnh 2.

Mầm bệnh do ve chó gây ra rất nguy hiểm nếu chúng ta tiếp xúc với thú nuôi, thú cưng và bị đốt.

Biểu hiện khi nhiễm ve chó

Khi bị ve chó đốt sẽ gây ngứa tại chỗ, vết ve đốt rất đau và ngứa do phản ứng của vật chủ, hoặc do đầu giả của ve chó bị đứt lại trong da làm nổi sẩn cục, sưng đau, ngứa, phù nề.

Một số loại có độc tố của ve chó có thể gây liệt (liệt tạm thời), hay gặp ở trẻ em, đôi khi liệt cơ hô hấp có thể gây tử vong.

Nếu ve chó chui vào tai và mũi mà không phát hiện kịp thời để gắp ra, thì ngoài việc hút máu, nó có thể ký sinh trong tai, hoặc bị chết, lâu ngày sẽ khiến tai ngoài bị viêm loét, chảy mủ, thậm chí có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức nghe của người bệnh.

Làm gì để phòng chống ve chó?

Để tránh không bị nhiễm ve chó thì cần hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, nhất là ở trẻ em. Nếu đã tiếp xúc thì phải vệ sinh tay sạch sẽ, tắm rửa, gội đầu ngay. Đồng thời thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhất là các gia đình có nuôi thú cưng như chó, mèo. Đối với vật nuôi, nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chúng.

Có thể dùng hóa chất xua côn trùng bôi lên chỗ da hở, không ngồi trực tiếp xuống đất, cỏ... Cần dọn nhà sạch sẽ, nhất là chỗ trú ẩn của ve lấp ở các khe kẽ trên nền nhà, chuồng chăn nuôi. Cần phát quang xung quanh lán trại, nhà ở và đốt sạch mùn rác.

Tắm rửa sạch sẽ, diệt ve chó bằng thuốc diệt côn trùng trên thân chó (bôi thuốc đặc trị) và tại môi trường xung quanh nơi ve chó cư trú (phun thuốc diệt côn trùng), nên liên hệ với cơ sở dịch vụ thú y để được hướng dẫn và cung cấp thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc diệt côn trùng mua ngoài thị trường, vì có thể gây nguy hiểm cho thú nuôi và người.

Để phòng tránh ve chó, chúng ta nên ngủ trên giường, không ngủ trên nền hay sàn nhà, chú ý mắc màn cẩn thận trước khi đi ngủ. Không nên ăn uống trên giường. Nếu nghi ngờ người có ve chó hoặc khi có biểu hiện của các bệnh lý tai mũi họng, bị đau tai thì cần đến cơ sở y tế khám ngay, không nên tự xử trí tại nhà.

BS Lê Thị Hằng
Ý kiến của bạn