Vảy nến có nguy hiểm không? Điều trị bệnh bằng cách nào?

01-06-2022 12:16 | Y học 360

Vảy nến là bệnh mạn tính, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên khớp, tim mạch, ,... Vậy điều trị vảy nến bằng cách nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Vảy nến có nguy hiểm không?

Vảy nến khiến da bị đỏ, các mảng vảy bạc có thể xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay, móng tay hoặc lan rộng cả cơ thể. Vảy nến gây ngứa ngáy, bong tróc kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc.

Viêm khớp vảy nến

Vảy nến nếu không được điều trị có thể phát triển thành viêm khớp vảy nến, ảnh hưởng đến 40% số người bệnh. Viêm khớp vảy nến gây đau, cứng khớp, thậm chí tàn tật, biến dạng khớp vĩnh viễn. Viêm khớp vảy nến nghiêm trọng hơn vảy nến rất nhiều và điều trị cũng tốn kém hơn.

Bệnh tim mạch và đột quỵ

Vảy nến gây viêm nhiễm kéo dài bên trong cơ thể nên dễ ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Chính vì vậy, vảy nến có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch hoặc thậm chí đột quỵ.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, vảy nến cũng có thể liên quan đến các yếu tố gây bệnh tim mạch như: hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid,...

Vảy nến có nguy hiểm không? Điều trị bệnh bằng cách nào? - Ảnh 1.

Người mắc vảy nến có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Cách điều trị bệnh vảy nến

Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến, lựa chọn cách nào còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sức khỏe của người mắc. Các phương pháp điều trị có thể gồm dùng thuốc, quang trị liệu, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Cụ thể:

Dùng thuốc

- Thuốc ức chế miễn dịch: Chuyên gia có thể kê đơn thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến như methotrexate, cyclosporine,... 

- Nhóm corticosteroid: Dạng thuốc mỡ, kem, gel, bọt, thuốc xịt và dầu gội,… dùng cho vùng da nhạy cảm, giúp điều trị các mảng vảy nến lan rộng. Hydrocortisone là một loại corticosteroid nhẹ có thể giúp giảm viêm và ngứa do bệnh vảy nến. 

- Chất tương tự vitamin D: Calcipotriene giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da. Thuốc có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với corticoid tại chỗ. 

- Thuốc ức chế calcineurin: Giúp giảm viêm và giảm tích tụ mảng bám trên da. Người bệnh nên thận trọng với vùng da mỏng (quanh mắt) vì thuốc có thể kích ứng hoặc gây tác dụng không mong muốn.

Đèn chiếu

Chuyên gia sẽ sử dụng tia UV chiếu vào vùng da bị tổn thương để làm chậm sự phát triển của tế bào da, ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, giúp giảm viêm và giảm ngứa.

Vảy nến có nguy hiểm không? Điều trị bệnh bằng cách nào? - Ảnh 2.

Quang trị liệu giúp cải thiện vảy nến

Lối sống hợp lý

Người bệnh vảy nến nên có chế độ ăn uống khoa học, lối sống hợp lý. Cụ thể:

- Ăn nhiều rau xanh, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá,... 

- Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất trong rau củ quả. 

- Uống đủ nước mỗi ngày. 

- Giảm căng thẳng, thư giãn, nghỉ ngơi. 

- Tập thể dục đều đặn. 

Kim Miễn Khang: Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển triệu chứng vảy nến hiệu quả

Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược viên uống Kim Miễn Khang chứa thành phần chính sói rừng hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển triệu chứng vảy nến hiệu quả.

Từ xa xưa, sói rừng đã được cha ông ta dùng để trị nhiều bệnh khác nhau, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển triệu chứng viêm, đau, bong tróc, ngứa ngáy, ngăn ngừa tổn thương do vảy nến.

Nghiên cứu năm 2009 tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc kết luận rằng: Dịch chiết cây sói rừng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của chuột qua việc tăng số lượng và tỷ lệ các tế bào miễn dịch; từ đó có công dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch trong các bệnh tự miễn, hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng của bệnh tự miễn như vảy nến. Không chỉ vậy, Kim Miễn Khang còn chứa nhiều thành phần thảo dược quý khác tác động vào bệnh vảy nến theo 2 cơ chế:

- Hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng viêm, đau rát, ngứa ngáy, và những tổn thương trên da nhờ các thảo dược như: cao nhàu, chiết xuất nhũ hương, cao bạch thược, cao thổ phục linh. Chính điều này đã giúp đáp ứng được mục tiêu trước mắt trong hỗ trợ người bệnh vảy nến.

- Giúp tăng cường miễn dịch nhờ các thảo dược: cao sói rừng (thành phần chính), cao hoàng bá, cao nhàu. Đây là những thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh tự miễn (hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, tự miễn dịch).

Vảy nến có nguy hiểm không? Điều trị bệnh bằng cách nào? - Ảnh 3.

Kim Miễn Khang hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng vảy nến

Tháng 6 năm 2014, sản phẩm Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng do PGS.TS Trần Lan Anh - Nguyên Trưởng phòng đào tạo Bệnh viện Da liễu Trung ương thực hiện, cho kết quả: Tỷ lệ hỗ trợ tốt ở nhóm đã sử dụng Kim Miễn Khang cao gấp gần 2 lần nhóm không dùng. Ngoài ra, Kim Miễn Khang cũng được đánh giá về tính an toàn, không gây hại cho gan thận.

Để sử dụng sản phẩm hiệu quả hỗ trợ tốt, người bệnh nên uống 4 - 5 viên/lần, 2 lần/ngày. Có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng lối sống khoa học kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang là lời khuyên dành cho người bệnh vảy nến.

Thông tin sản phẩm:

Kim Miễn Khang được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024. 38461530 – 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.



Minh Anh
Ý kiến của bạn