Đây là công việc vô cùng vất vả, nặng nhọc và đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao.
Cận cảnh nội soi phế quản cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch.
Trường hợp đầu tiên là một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, xẹp một bên phổi do nấm aspegillus.
Ca thứ 2 là bệnh nhân COVID-19 nặng bị bội nhiễm, tăng huyết áp, suy thận, suy tim đang đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).
Theo bác sĩ ở Khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới TW: "Phương pháp nội soi để hút đờm dãi ứ đọng trong phế quản là vô cùng cần thiết vì có những bệnh nhân viêm phổi nặng phải chạy ECMO cần dùng thuốc liệt cơ nên không ho khạc được nên đờm tắc lại trong phế quản. Nội soi giúp hút sạch đờm, giải phóng phế quản để tránh viêm nhiễm và giúp phổi thông khí".
Sau khi được các bác sĩ nội soi, sức khoẻ của 2 bệnh nhân đã ổn định.
Nội soi đường thở để đánh giá can thiệp cho bệnh nhân COVID-19.
Nội soi để hút đờm dãi ứ đọng trong phế quản là một phương pháp không mới nhưng lần đầu tiên được thực hiện tại Khoa Hồi sức tích cực do chính các bác sĩ của Khoa thực hiện.
"Đặc thù của bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực đều là bệnh nhân nặng, không đi lại được. Vì thế, để chủ động trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, các bác sĩ trong Khoa đã chuẩn bị kỹ lưỡng và đã nội soi thành công cho bệnh nhân" - một bác sĩ nói.
Còn theo một điều dưỡng, giá trị của việc nội soi phế quản này không chỉ dừng lại ở hiệu quả sau nội soi can thiệp, mà còn là sự công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân COVID-19.