Không phải mùa cao điểm nhưng các bệnh viện tại TP.HCM vẫn “nóng” vì thủy đậu. Cả người lớn, trẻ em thậm chí là phụ nữ có thai vẫn phải nhập viện trong khi vắc-xin phòng bệnh đã hết ở nhiều đơn vị tiêm chủng.
Người lớn, trẻ em cùng nhập viện
Theo thống kê của ngành Y tế, bắt đầu từ tháng 3, mỗi tuần TP.HCM có 40 - 50 ca mắc thủy đậu vào viện điều trị. Qua tháng 4, con số này tăng lên hơn 100 ca mỗi tuần. Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM so với cùng kỳ năm 2013, số ca mắc thủy đậu đã tăng hơn 220%.
Một số trẻ gặp phải biến chứng viêm phổi nặng như trường hợp bé sơ sinh nam 17 ngày tuổi nhập viện BV. Nhi Đồng 1 vào giữa tháng 4 với biểu hiện nổi nốt thủy đậu. Bé nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh trong tình trạng sốt cao, đừ, thở mệt, mạch nhanh, tiêu phân đen và các nốt thủy đậu nổi lan tỏa khắp người, điều đặc biệt là các nốt đậu đều trong tình trạng xuất huyết. Được biết, trong gia đình bệnh nhân có bà nội mắc bệnh thủy đậu sau đó lây cho dì, mẹ của bé, bệnh nhi xuất hiện nốt thủy đậu đầu tiên sau khi mẹ bị bệnh một tuần. Bé được tiếp nhận và xử trí nhanh chóng với thở oxy, kháng virút, kháng sinh và truyền máu. Tuy nhiên, bé bị xuất huyết ngày càng nhiều hơn với xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết phổi ồ ạt, gây suy hô hấp, phải thở máy với thông số áp lực cao và tiếp tục điều trị hồi sức tích cực, sau hơn 2 tuần điều trị mới có thể xuất viện khỏe mạnh vào đầu tháng 5.
Trong khi đó, vẫn còn khoảng 10 - 20 bệnh nhi khám và nhập viện nội trú mỗi ngày tại BV vì bệnh thủy đậu. Tại BV. Nhi Đồng 2, số ca thủy đậu nhập viện trong tháng 4 cũng xấp xỉ 800 ca. Tại khoa Nhiễm B của BV. Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, trung bình trong tuần đầu tháng 5, mỗi ngày có khoảng 15 bệnh nhân bị thủy đậu là người lớn điều trị, trong đó có cả phụ nữ mang thai.Chị N.P.Th (ngụ TP.HCM), mang thai tuần thứ 33 bị lây thủy đậu từ cậu con trai 5 tuổi cũng đang được điều trị tại đây.
Thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm
Theo BS Đặng Thị Thanh Tuyền, BV Nhi Đồng 1, thủy đậu (trái rạ) là một bệnh dễ lây lan do siêu vi Varcella-zoster. Bệnh có biểu hiện sốt, nổi nốt có bóng nước đa dạng nhiều lứa tuổi toàn thân. Bệnh lây lan chủ yếu do ho, hắt hơi, do tiếp xúc hay hít phải virút có ở bóng nước. Bệnh có thể lây truyền từ người mẹ mang thai bị bệnh sang cho con, đặc biệt người mang thai ở 3 tháng cuối mắc bệnh thì có tỉ lệ lây sang cho con lên đến trên 80%. Bệnh thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên có thể xảy ra biến chứng. Biến chứng thường xảy ra ở các đối tượng như: trẻ sơ sinh, người già, người suy giảm miễn dịch. Thường gặp nhất là nhiễm trùng nốt thủy đậu, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và các biến chứng khác ít gặp hơn như: viêm não,viêm màng não, viêm khớp và biến chứng xuất huyết. Các biến chứng có thể để lại hậu quả nặng nề, đôi khi để lại di chứng suốt đời và tử vong.
Người lớn mắc thủy đậu cũng có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo bác sĩ Lê Bửu Châu, Trưởng Khoa Nhiễm B, BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM các biến chứng hay gặp nhất là viêm phổi, nhiễm trùng huyết… Còn đối với phụ nữ có thai, khi mắc thủy đậu dễ khiến thai bị dị tật hoặc mắc thủy đậu bẩm sinh cho con khi sinh.
Thủy đậu đã có thuốc chủng ngừa và có thể sử dụng cho tất cả người lớn và trẻ em trên 12 tháng. Các bác sĩ khuyến cáo, việc chủng ngừa thủy đậu nên được sử dụng rộng rãi không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai để tránh tình trạng lây truyền trong gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, khi có người mắc bệnh nên hạn chế tối đa tiếp xúc với người chưa mắc bệnh, ngay cả trong gia đình. Khi có các biểu hiện bệnh, nên đưa bệnh nhân đến khám tại các sơ sở y tế có chuyên khoa nhiễm để được điều trị tích cực, kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Tuân Nguyễn
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”