Vận hành tín chỉ carbon, doanh nghiệp đua giảm phát thải, người trồng rừng hưởng lợi

07-12-2023 12:06 | Xã hội
google news

SKĐS - Doanh nghiệp phát thải nhiều phải trả tiền nhiều để mua chứng chỉ carbon. Người trồng rừng, giữ rừng sở hữu chứng chỉ carbon tương đương với diện tích và chất lượng rừng, dùng chứng chỉ này bán cho doanh nghiệp.

Lên phương án bảo vệ môi trường sau sự cố tàu chở dầu trôi dạt vào Cù Lao ChàmLên phương án bảo vệ môi trường sau sự cố tàu chở dầu trôi dạt vào Cù Lao Chàm

SKĐS - Khi đang hoạt động trên biển địa phận Philippines, tàu King Rich (có quốc tịch Sierra Leone) gặp sự cố và trôi dạt vào địa phận Quảng Nam. Cơ quan chức năng tỉnh này đã lập phương án bảo vệ, ứng phó tránh để xảy ra sự cố chìm tàu, tràn dầu... nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực biển Cù Lao Chàm.

Phát thải nhiều, trả tiền nhiều

Chiều 6/12, Bộ Lao động Thương bình và Xã hội đã có cuộc họp với các bên về vấn đề đào tạo nhân lực cho phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam. Theo lộ trình, thị trường carbon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028. Việc sớm thực hiện thị trường này đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như góp phần quan trọng trong phát triển và bảo vệ rừng.

Tín chỉ carbon được hiểu như là một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu được quyền thải khí carbon dioxide hoặc khí thải nhà kính khác. Mỗi một tín chỉ carbon được tính bằng 1 tấn CO2 (cho phép phát thải một tấn cacbon dioxxit hoặc quy đổi tương đương từ các loại khí nhà kính khác như khí CH4, NO2.

Vận hành tín chỉ carbon, doanh nghiệp đua giảm phát thải, người trồng rừng hưởng lợi- Ảnh 2.

Vận hành thị trường tín chỉ carbon thúc đẩy các hoạt động trồng rừng, giảm phát thải.

Mỗi một nhà máy, công ty sản xuất đều có thải ra không khí một lượng CO2 nhất định. Nếu vượt quá mức quy định, họ phải mua thêm tín chỉ carbon, ngược lại doanh nghiệp phát sinh lượng phát thải thấp hơn mức giới hạn của mình thì doanh nghiệp được bán phần tín chỉ chưa sử dụng cho doanh nghiệp khác có phát thải vượt quá mức giới hạn.

Mục tiêu của việc thiết lập tín chỉ carbon là giảm thiểu lượng khí thải vào nhà kính và tăng cường phát triển kinh tế bền vững, chung tay vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt.

GS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho biết, rừng Việt Nam có tiềm năng tạo ra nhiều tín chỉ carbon. Việc bán tín chỉ carbon rừng sẽ giúp tăng thu nhập cho doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải. Với các chủ rừng, nông dân sẽ nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững, góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ.

Lĩnh vực lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu hấp thụ carbon rừng, tạo sự cân bằng với giảm phát thải. Lĩnh vực lâm nghiệp đóng góp khoảng 22% khi Việt Nam tự thực hiện và thêm 12% khi có sự hỗ trợ vào mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đến năm 2030, để đến năm 2050 sẽ cân bằng đạt phát thải ròng bằng 0.

Hiện nay rừng trên thế giới nói chung chỉ chiếm hơn 30% diện tích, 70% còn lại là các loại đất khác. Rừng là nơi lưu giữ tín chỉ carbon, trong đó những khu rừng già, rừng đầu nguồn, nơi nhiều cây gỗ lớn thì luôn rất tiềm năng. Ông Lung cho rằng để phát triển thị trường carbon chuyên nghiệp cần có sự liên kết với các thị trường trong khu vực, thế giới. Đồng thời cơ quan nhà nước cần phải xây dựng được chính sách thị trường carbon phù hợp, phát triển bền vững diện tích rừng hiện có. "Là đơn vị nghiên cứu quản lý rừng bền vững, chúng tôi luôn mong Việt Nam sớm có thị trường, sàn giao dịch tín chỉ carbon để người trồng, giữ rừng có thêm hỗ trợ, thù lao", ông Lung nói.

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO₂) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO₂. Việc mua bán sự phát thải khí CO₂ hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997.

Quản lý tín chỉ carbon bằng hệ thống quốc gia

Theo TS Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trao đổi tín chỉ carbon tự nguyện từ Việt Nam ra thế giới đã được các doanh nghiệp thực hiện từ giữa những năm 2000 khi triển khai các chương trình, dự án "theo cơ chế phát triển sạch" (CDM). Trong thời gian qua, nước ta có hơn 300 chương trình, dự án đăng ký thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon... trong đó có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường carbon thế giới.

Việt Nam là một trong bốn nước có dự án CDM đăng ký nhiều nhất, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và đứng thứ 9 trên tổng số 80 quốc gia có dự án CDM được cấp tín chỉ. Hiện nay trên thế giới có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai. Để phát triển thị trường carbon ở nước ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ. Xác định tổng hạn ngạch phát thải và phân bổ cho các lĩnh vực, doanh nghiệp. Và xác định các lĩnh vực, dự án tiềm năng.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, kì vọng mang lại lợi ích kinh tế cao khi nhu cầu thế giới được dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050. Uớc tính Việt Nam có 57 triệu tín chỉ carbon, tương đương với 52 triệu tấn CO2 có thể bán ra cho các tổ chức quốc tế.

Đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển thị trường và đang triển khai xây dựng quy định về quản lý tín chỉ carbon. Quy định về đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả và thu hồi hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ phát thải khí nhà kính. Cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia để quản lý toàn bộ tín chỉ carbon đồng thời kết nối với các hệ thống, tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới như tiêu chuẩn vàng, được thẩm định... Các tổ chức, cá nhân sẽ đăng ký tài khoản, cung cấp thông tin liên quan về loại, lượng tín chỉ carbon đang sở hữu và các thông tin cần thiết khác để tham gia thị trường.

Đến nay, ước tính có khoảng 25 triệu người, với trên 12 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số đang sống gần rừng hàng ngày thực hiện hoạt động hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ rừng. Ngoài ra, hoạt động lâm nghiệp còn được thực hiện tại các khu công nghiệp chế biến lâm sản, các làng nghề sử dụng các nguyên liệu từ rừng để chế biến lâm sản. Việc chuyển nhượng, thương mại tín chỉ carbon rừng sẽ huy động bổ sung nguồn tài chính để tái đầu tư vào rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân nông thôn; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Người dân Thủ đô chi tiền triệu "chơi" hoa lê rừngNgười dân Thủ đô chi tiền triệu 'chơi' hoa lê rừng

SKĐS - Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng thời điểm này hàng trăm gốc, cành hoa hoa lê đã "đổ bộ" xuống phố để phục vụ người chơi với giá từ 100.000 đến 4.000.000 đồng một cành.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/12: Bắc Bộ thời tiết thay đổi chóng mặt; Đang rét bỗng nắng như mùa hè / SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn