Hà Nội

Vẩn đục dịch kính: Dấu hiệu thường gặp của cận thị nặng

09-11-2022 10:12 | Y học 360
google news

Vẩn đục dịch kính là một bệnh lý ở mắt, chúng thường xuất hiện sau tuổi 50. Nhiều người lầm tưởng vẩn đục dịch kính là do biến chứng của quá trình mổ cận. Trên thực tế, vẩn đục dịch kính là dấu hiệu thường gặp của cận thị nặng.

Vì sao cận thị nặng có nguy cơ vẩn đục dịch kính?

Cận thị nặng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vẩn đục dịch kính (hiện tượng ruồi bay ở mắt) do: Ở những người cận thị nặng, dịch kính mắt lúc này sẽ hơi loãng ra để có thể thích ứng với kích thước lớn của vỏ nhãn cầu vì vậy mà nó sẽ dễ bị đục hơn so với những người bình thường.

photo-1667962717315

Vẩn đục kính thường xảy ra ở người cận thị nặng

Vẩn đục dịch kính ở những người cận thị nặng thường xuất hiện với dấu hiệu đặc trưng như: Trong tầm nhìn của bạn đột nhiên xuất hiện một hoặc nhiều hình ảnh lạ, bay lơ lửng với hình dạng các chấm, đốm nhỏ, đường cong, dạng sợi... thường có màu đen hoặc xám trôi nổi tự do trong không gian. Hiện tượng này sẽ càng rõ hơn khi bạn nhìn vào bức tường màu trắng.

Vẩn đục dịch kính gây ra cảm giác vẩn mờ trước mắt gây khó chịu cho những người cận thị nặng và cũng rất khó để điều trị tình trạng này.

Những dấu hiệu của vẩn đục dịch kính?

Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, bệnh vẩn đục dịch kính được hiểu là tình trạng lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính. Những phần lắng đọng này nằm ở vị trí lơ lửng khiến hình ảnh người bệnh nhìn thấy bị vẩn đục. Chính vì vậy mắt người bệnh nhìn mờ và hình ảnh có gợn (vẩn đục) nổi hiện lên. Các mảng dịch này khi chuyển động trong mắt sẽ có xu hướng rơi xuống điểm thấp. Vì vậy nếu người bệnh nằm xuống, các mảng dịch sẽ rơi xuống và khiến mắt nhìn rõ hơn.

Theo các nghiên cứu y khoa, có nhiều dấu hiệu của bệnh vẩn đục kính, một số dấu hiệu thường gặp như: Nhìn thấy nhiều đốm li ti hoặc dải hình mạng nhện bay lấp lửng trong mắt, nhìn thấy những vật thể hình xơ mướp, quả tạ với màu sẫm hoặc vàng óng, hình ảnh sẽ hiện ra rõ nét nếu có ánh sáng chiếu vào mắt, nhìn thấy hiện tượng chớp sáng trong mắt và như có ruồi bay (hiện tượng này được giới chuyên môn gọi là ruồi bay vẩn đục dịch kính).

photo-1667962720516

Dấu hiệu thường gặp của người bị vẩn đục kính

Bên cạnh đó, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 còn khuyến cáo người dân nên chú ý ở những dấu hiệu cho thấy bệnh tiến triển nặng: Triệu chứng vẩn đục dịch kính đột ngột tăng lên, người bệnh có dấu hiệu hoa mắt, đau mắt, mất ảnh hồng đồng tử… gặp phải các triệu chứng bất thường ở võng mạc, mắt bị mất thị lực, lan tỏa hoặc khu trú (khuyết thị trường).

Nguyên nhân dẫn đến vẩn đục dịch kính bên cạnh nguyên nhân cận thị

Bên cạnh nguyên nhân cận thị, vẩn đục dịch kính cũng có thể gặp phải ở những người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, dịch kính lúc này sẽ bị lỏng ra, có lẫn những tinh thể hữu hình bên trong. Đây là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng thương tổn này ở mắt.

Vẩn đục dịch kính cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thưởng tổn nghiêm trọng ở mắt như chấn thương, va đập mạnh... Đôi khi nó lại là triệu chứng bắt đầu của một số bệnh lý nguy hiểm khác ở mắt như: Viêm màng bồ đào sau, rách bong võng mạc, xuất huyết dịch kính.... Dịch kính bị vẩn đục càng nhiều, hình ảnh mắt thu về sẽ càng mờ dần đi.

Điều trị vẩn đục dịch kính như thế nào?

Vẩn đục dịch kính có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, những vẩn đục lớn thường không mất đi, người bệnh sẽ phải học cách làm quen và chung sống với vẩn đục dịch kính.

Có thể điều trị vẩn đục dịch kính bằng phương pháp phẫu thuật hoặc laser. Tuy nhiên, như các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 khuyến cáo, phẫu thuật vẩn đục dịch khá khó và có thể để lại biến chứng ở mắt, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, tay nghề cao cũng như máy móc hiện đại để thực hiện. Vì vậy bạn nên chọn những bệnh viện lớn, uy tín để thăm khám mắt, và điều trị bệnh sẽ giúp quá trình thực hiện cẩn thận, chính xác, hạn chế biến chứng nguy hiểm cho mắt. Hiện nay Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 với đội ngũ chuyên gia giỏi, trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh lý vẫn đục dịch kính.

Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo, nhằm hạn chế nguy cơ vẫn đục dịch kính, người bị cận thị cần có các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng cận thị tiến triển như thăm khám theo lịch bác sĩ, đeo kính đúng độ, ngủ đủ giấc, hạn chế thời gian nhìn gần và tăng cường hoạt động ngoài trời…

photo-1667962723039


PV
Ý kiến của bạn