Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh COVID-19, đến 7 giờ ngày 11/01/2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 xác định là 152. Trong ngày không ghi nhận thêm trường hơp nhiễm mới.
Có 143 đã điều trị khỏi bệnh. 09 trường hợp đang điều trị.
Về hoạt động giám sát, chống dịch: TP.HCM tăng cường giám sát, thực hiện cách ly người nhập cảnh theo quy định. Giám sát người sau khi hoàn thành cách ly tập trung về cư trú tại Thành phố.
Xét nghiệm giám sát: Lấy mẫu xét nghiệm thành viên các tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại Thành phố. Đã lấy mẫu 12.595 trường hợp, chưa phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới.
Thực hiện xét nghiệm các nhóm nguy cơ cao: bến xe, bệnh viện, doanh nghiệp, khu nhà trọ… Chưa phát hiện trường hợp dương tính.
Xét nghiệm đối với bệnh nhân COVID-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung, người sau cách ly.
Giám sát bệnh nhân sau xuất viện: 05 bệnh nhân đang trong thời gian theo dõi, 111 trường hợp đã hết thời gian theo dõi.
Kiểm tra, giám sát các khu cách ly tại khách sạn, tại bệnh viện, các khu cách ly tập trung của quận huyện, khu cách ly của thành phố.
Thẩm định phương án làm việc của chuyên gia nhập cảnh và làm việc dưới 14 ngày.
Ảnh minh họa.
Tình hình cách ly kiểm dịch trên địa bàn Thành phố: Số người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung là 2.026 người.
Số người đang được cách ly tại nhà/nơi lưu trú là 70 người.
HCDC khuyến cáo người dân cần:
- Tăng cường cảnh giác, báo cáo chính quyền khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép.
- Vận động người thân nếu về ăn Tết thì cần nhập cảnh hợp pháp.
- Thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của Ngành y tế khi thực hiện hiện cách ly.
Sở Y tế nhận định, dịch bệnh COVID-19 chắc chắn còn diễn biến phức tạp, chính sách liên thông khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh đã bắt đầu có hiệu lực, chi phí khám chữa bệnh BHYT vượt định mức của các bệnh viện thành phố trong các năm 2018, 2019 chưa được giải quyết, giá viện phí chưa cấu thành đủ các yếu tố, các bệnh viện tiếp tục được giao tự chủ trong những năm tiếp theo… sẽ là những khó khăn và thách thức rất lớn cho các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố, đòi hỏi Ngành Y tế tiếp tục kiến nghị UBND TP, Bộ Y tế cùng các Bộ, Ngành có liên quan tham mưu Chính phủ có những chính sách, chủ trương nhằm hỗ trợ cho các bệnh viện công lập vừa đảm bảo cho các bệnh viện tự chủ tài chính ổn định vừa thực hiện nhiệm vụ cao quý được giao. Lãnh đạo các bệnh viện phải chủ động có kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hoạt động năm 2021 phù hợp với các yêu cầu thực tiễn và nhất là góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của Ngành Y tế Thành phố hướng đến không ngừng chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân thành phố, xây dựng Ngành Y tế trở thành trung tâm chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á.
L.Nguyên



-
Hơn 21.500 phụ nữ Việt mắc ung thư vú năm 2020
SKĐS - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo báo cáo ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan 2020, tại Việt Nam, trong số ung thư ở nữ, số người mới mắc ung thư vú...
-
Bộ trưởng Bộ Y tế: Các địa phương phát động người dân phát giác trường hợp nhập cảnh trái phép
-
Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện
-
Nhà khoa học nghiên cứu hàng loạt vắc xin nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
-
COVID-19: Cập nhật mới nhất, liên tục
-
4 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị thấp còi
-
Không lơ là, buông lỏng khâu giám sát theo dõi sức khỏe người đã kết thúc cách ly tập trung
-
Từ các điểm cầu, chuyên gia hội chẩn điều trị ca COVID-19 cao tuổi, nhiều bệnh nền ở Đà Nẵng
-
Gieo mầm hạnh phúc
-
Bệnh nhân nặng có nguy cơ suy dinh dưỡng cần sàng lọc, can thiệp dinh dưỡng sớm
-
Sức khỏe của BN1465 bị "cơn bão Cytokine" hiện nay ra sao?
-
Không thể vì ngại cách ly COVID-19 mà gây nguy hiểm cho cộng đồng
-
Gia tăng các ca chấn thương nặng do pháo nổ tự chế