Thể dục thể thao được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe; giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, tăng sức bền, hạn chế thừa cân, béo phì… Đối với người bệnh ung thư, vận động thể chất phù hợp theo khuyến cáo còn có tác động lớn trong việc ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng, trầm cảm, lo âu quá mức, tăng cường sức khỏe nói chung, giảm nguy cơ tái phát…
Luyện tập tại nhà không hề khó
Dù không thể ra ngoài vận động do dịch bệnh COVID-19, chúng ta vẫn có thể dễ dàng tập luyện tại nhà.
Để việc vận động thể chất và luyện tập tại nhà trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, cần lưu ý:
Chuẩn bị không gian luyện tập
Hãy chọn cho mình một không gian tập (9-10m2), có cửa sổ thông thoáng.
Không gian tập tại nhà lý tưởng là nơi gần/có nhiều cây xanh
Tập luyện ở nơi có nhiều cây xanh tốt cho sức khỏe vì cây xanh cung cấp nguồn ôxygen tươi mới, giúp người tập có cảm giác khoan khoái, dễ chịu.
Nắng sớm rất có lợi cho sức khỏe
Luyện tập dưới nắng sớm (6-8h30) giúp tổng hợp vitamin D, kích thích da tạo cảm giác thư giãn.
Có thể đi chân đất khi vận động ở nhà
Khi đi chân đất vận động, tập thể dục thể thao, các huyệt đạo được kích thích sẽ giúp bạn:
Cải thiện khả năng thăng bằng.
Giảm căng thẳng.
Cải thiện giấc ngủ.
Đừng quên tập luyện phần vai gáy
Cơ vùng vai gáy co cứng, đau mỏi là hiện tượng không hề hiếm gặp ở người lớn tuổi, làm công việc văn phòng hay người thường xuyên phải mang vác nặng,
Đây cũng có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh ung thư. Do vậy, ngoài việc kiểm tra sức khỏe, khi luyện tập hãy chăm sóc phần vai gáy của mình nhé.
Duy trì vận động thể dục thể thao
Người bệnh ung thư khi luyện tập, vận động thể chất nên lựa chọn những loại hình phù hợp với sở thích cá nhân (Yoga, đi bộ nhẹ nhàng, nhảy tự do…) và được sự tư vấn, cho phép của bác sĩ.
Cố gắng duy trì vận động 5 ngày/tuần, mỗi lần kéo dài ít nhất 30 phút.
Những bài tập thể dục buổi sáng giúp bạn tăng cường sức khỏe