Hệ vi sinh ở người
Hệ vi sinh ở người bao gồm các vi sinh vật nhỏ bé tồn tại không chỉ ở ruột (tạo nên hệ vi sinh ruột) mà còn ở nhiều vị trí khác như ở phổi, da, tiết niệu – sinh dục… Các vi sinh vật này tạo ra các hóa chất trung gian (trong đó có acid béo chuỗi ngắn (SCFA) để phân bố đến khắp nơi của cơ thể thông qua đường máu từ đó tham gia vào các quá trình chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể chúng ta. Mối liên kết giữa hệ vi sinh tại ruột và hệ vi sinh tại các cơ quan khác trên cơ thể thông qua sự trao đổi các chất trung gian được gọi là các trục ruột – não, trục ruột – phổi, trục ruột – da… và các trục liên kết này tác động qua lại lẫn nhau để đảm bảo cơ thể luôn hoạt động tốt (1) . Nhiều nghiên cứu cho thấy khi có sự rối loạn hệ vi sinh ở ruột có thể tác động gây bệnh lý ở các cơ quan khác và ngược lại, chẳng hạn như stress, viêm da dị ứng, hen phế quản, hội chứng ruột kích thích, tiểu đường, tim mạch…(1)
Thay đổi của hệ vi sinh trên người bệnh COVID-19
Hiện nay đã có nhiều bằng chứng cho thấy trên người nhiễm SARS-CoV-2 (COVID-19) có tình trạng rối loạn hệ vi sinh xảy ra tại các cơ quan mà đặc biệt là tại phổi và ruột, đi kèm theo là tình trạng đáp ứng miễn dịch kém góp phần làm tăng độ nặng trên người bệnh, nhất là ở người lớn tuổi có kèm các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh viêm ruột mạn tính…làm tăng nguy cơ tử vọng(1) .
Ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 người ta thấy có tình trạng tăng tiết quá mức các cytokine làm phá hủy nhu mô phổi, kèm theo hệ vi sinh tại phổi bị rối loạn với sự tăng sinh của các vi khuẩn có hại(1). Thông qua trục phổi – ruột, các cytokine cùng với virus SARS-CoV-2 và vi khuẩn từ phổi sẽ di chuyển đến ruột; tại ruột, chúng sẽ đi qua hàng rào mạch máu ở niêm mạc ruột lan đi nhiều nơi với nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau như khó thở, như tiêu chảy, buồn nôn, bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, mẩn đỏ ngứa ở da… hay nặng hơn là suy hô hấp cấp, rối loạn đông máu, đột quỵ …(1,3)
Đối với hệ vi sinh ruột, hiện nay một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự xáo trộn đáng kể trên người mắc COVID-19 so với người không mắc COVID-19 bất kể đã qua điều trị hay không (2) . Các nghiên cứu này cũng kết luận rằng kèm với sự gia tăng của các cytokine và chất gây viêm luôn có sự tương đồng của rối loạn hệ vi sinh tại ruột và độ nặng ở người mắc COVID-19(2) .
Một khía cạnh khác cũng đáng quan tâm là sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn ở người mắc COVID-19 cũng là tác nhân góp phần làm nặng thêm tình trạng rối loạn hệ vi sinh ruột gây tiêu chảy do kháng sinh, và đồng thời có thể gây bùng phát vi khuẩn cơ hội Clostridium difficile gây bệnh viêm đại tràng giả mạc có thể đưa đến tử vong ở bệnh nhân do nhiễm độc tố của vi khuẩn này trong máu(1,3) . Việc này làm gia tăng gánh nặng cho bác sĩ điều trị bởi các yếu tố làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân do rối loạn hệ vi sinh gây ra.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, ngay cả khi người mắc COVID-19 đã được chữa khỏi, 30 ngày sau đó hệ vi sinh ruột vẫn bị thay đổi đáng kể và chưa hồi phục hoàn toàn(2). Điều này có thể giải thích vì sao ở những người mắc COVID-19 đã điều trị khỏi vẫn còn xuất hiện những triệu chứng dai dẳng như mệt mỏi, khó thở, đau khớp mà hoàn toàn không mất hẳn (2).
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng lại hệ vi sinh ruột và tránh được những hậu quả nêu trên, đặc biệt ở đối tượng bệnh nhân không may bị nhiễm SARS-Cov-2 ?
Vai trò của men vi sinh (probiotics) cần được quan tâm trong hỗ trợ điều trị ở người mắc COVID-19
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về tiềm năng của men vi sinh trong hỗ trợ tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh lý(1) .
Ở người mắc COVID-19, men vi sinh có thể giúp phục hồi cân bằng hệ vi sinh tại ruột, và đồng thời giúp hỗ trợ tăng cường cho trục ruột – phổi khỏe mạnh hơn. Men vi sinh cũng giúp giảm sự dịch chuyển của các tác nhân gây bệnh qua lớp niêm mạc ruột, tránh bội nhiễm vi khuẩn. Do đó, tác động điều hòa miễn dịch của men vi sinh có thể xem như biện pháp hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng nặng trên người mắc COVID-19. Hơn nữa, men vi sinh cũng tác động lên đường xâm nhập và quá trình sinh sản của virus tại vật chủ (1).
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Probiotics là các vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể với số lượng đủ sẽ sinh ra các hiệu quả có lợi cho sức khỏe vật chủ", ngoài ra probiotics còn hiệu quả trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra.(1)
Như vậy, lợi ích của men vi sinh (probiotics) có thể được xem xét để bổ sung hỗ trợ trong điều trị cho người mắc COVID-19 với những ưu điểm như (1) hỗ trợ hệ thống miễn dịch cơ thể, (2) giảm tác dụng phụ như tiêu chảy khi dùng kháng sinh, (3) phòng ngừa sự tăng sinh của vi khuẩn Clostridium difficile.
Hiện nay, men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 ở dạng nấm với nhiều cơ chế tác động đã chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh, phòng ngừa tái phát nhiễm Clostridium difficile, đặc biệt là dùng chung với kháng sinh không phải cách liều. Những bằng chứng này đã giúp nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 được khuyên dùng để ngăn ngừa tiêu chảy khi dùng kháng sinh, điều trị tiêu chảy cấp ở cả trẻ em và người lớn. Danh sách này bao gồm: Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO), Hiệp hội Gan, Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN), Nhóm chuyên gia xử trí về rối loạn tiêu hóa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAGE).
Để tìm hiểu thêm về nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745, vui lòng truy cập tại đây.
Tài liệu tham khảo :