Vai trò của giấc ngủ ở trẻ em

20-11-2022 08:00 | Bệnh trẻ em
google news

SKĐS - Đối với trẻ em giấc ngủ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Trẻ em muốn mau lớn khỏe mạnh thì phải có giấc ngủ ngon, ngủ đủ thời gian và giấc ngủ sâu.

3 điều cần chú ý về giấc ngủ tốt và an toàn cho trẻ mẫu giáo3 điều cần chú ý về giấc ngủ tốt và an toàn cho trẻ mẫu giáo

SKĐS - Tạo cho trẻ thói quen ngủ tốt là một việc cha mẹ và người chăm sóc cần lưu ý. Đối với trẻ mẫu giáo từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh thì giấc ngủ càng quan trọng.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Giấc ngủ ở trẻ cũng nằm trong nội dung chiến lược chăm sóc 1000 ngày đầu đời. Theo ThS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi bị rối loạn giấc ngủ trẻ ngủ không yên, trằn trọc quấy khóc, lăn lóc, xoay ngang, xoay dọc trên giường, hay giật mình, chỉ một tiếng động nhỏ đã bừng tỉnh dậy, rối loạn giấc ngủ còn biểu hiện bằng thời gian ngủ: trẻ ngủ ít, vào giấc ngủ khó khăn, đi ngủ rất muộn… Chính vì ngủ ít nên trẻ rất mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn.

Mỗi lứa tuổi thời gian ngủ khác nhau, trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều.

Trẻ sơ sinh: ngủ 16 – 18h/ ngày, trừ những lúc thức để ăn còn lại là trẻ ngủ.

Trẻ: 2 – 12 tháng cần ngủ 14 -16h/ ngày.

Trẻ 13 – 36 tháng cần ngủ 12 – 14h/ ngày.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 12h/ ngày.

Từ 6 tuổi – 10 tuổi cần ngủ 10 – 11h/ ngày.

Từ 10 tuổi trờ lên ngủ bằng người lớn 8h/ ngày.

Vai trò của giấc ngủ ở trẻ em - Ảnh 2.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong phát triển của trẻ.

Ngoài thời gian ngủ trẻ còn phải đi ngủ đúng giờ và nhất là vào buổi tối, không nên cho trẻ ngủ quá muộn, tất cả trẻ dưới 6 tuổi không nên đi ngủ sau 21h. Vì nếu ngủ quá muộn hocmon tăng trưởng của thùy sau tuyến yên không tiết ra làm trẻ chậm lớn (hocmon tuyến yên tiết ra nhiều nhất là 11h-12h đêm khi trẻ đang ngủ say).

Mặt khác ngủ quá muộn hôm sau trẻ lại dậy muộn ảnh hưởng đến bữa ăn sáng, trẻ nhỏ thì không có thời gian tắm nắng nên bị còi xương, trẻ lớn thì muộn học vào bữa sáng cũng không ăn được đầy đủ đây cũng chính là nguyên nhanan gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Các nguyên nhân về bệnh lý

Bệnh hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em nhất là trẻ đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương do trẻ bị thiếu canxi nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ các bà mẹ nên cho con đi khám bác sỹ xem trẻ có bị còi xương hay không để điều trị kịp thời, vì bệnh còi xường nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những di chứng cho trẻ sau này như đầu bẹp, trán dô, lồng ngực dô, chân cong vòng kiềng: chữ O, chữ X, thấp chiều cao…

Thiếu một số vi chất dinh dưỡng: đặc biệt thiếu kẽm, magie cũng là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em kể cả trẻ lớn.

Trẻ đang mắc 1 số bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như: viêm họng, viêm Amidal, nhất là viêm VA làm trẻ tịt mũi khó thở cũng gây rối loạn giấc ngủ.

Vai trò của giấc ngủ ở trẻ em - Ảnh 3.

Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể được để cho bé có một giấc ngủ ngon, tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ

Các nguyên nhân khác:

Do phòng ngủ không đủ không khí vì đóng kín cửa, nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng..cũng có thể do trẻ ăn không đủ bị đói cũng gây rối loạn giấc ngủ.

Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo không sạch, giường chiếu không sạch làm trẻ viêm da ngứa ngáy khó chịu không ngủ được.

Giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, khi trẻ có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ các bậc cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, cần thiết thì nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể được để cho bé có một giấc ngủ ngon, tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, có vậy bé mới ăn ngon mau lớn và khỏe mạnh.

Dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng: trong 1000 ngày vàng này, trẻ được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có hệ miễn dịch tốt và phát huy hết tiềm năng về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Dinh dưỡng đúng cách sẽ giảm 20% nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn, khả năng học tập tốt hơn và thu nhập cao hơn khi trưởng thành.

Ngược lại, trong 1000 ngày đầu đời của trẻ không được nuôi dưỡng đúng cách sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ. Nếu trẻ bị thấp còi khi còn nhỏ, khi trưởng thành cũng sẽ thấp.

Nếu trẻ phát triển tốt khi còn nhỏ sẽ trở thành một người trưởng thành cao lớn. Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ phụ thuộc vào từng mốc giai đoạn: bà mẹ mang thai (270 ngày), nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung (365 ngày – nuôi con năm thứ nhất) và chế độ ăn của trẻ từ 1 đến 2 tuổi (365 ngày - nuôi con năm thứ 2).

GS.TS Lê Danh Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trẻ em toàn thế giới sẽ có tình trạng dinh dưỡng tốt và chiều cao tối đa nếu được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh và được chăm sóc tốt về y tế và dinh dưỡng.

Để có hiệu quả tốt nhất, các can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cần được tiến hành sớm, tốt nhất là từ khi trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Dinh dưỡng hợp lý trong 1000 ngày từ lúc bà mẹ mang thai đến sinh nhật lần thứ 2 của trẻ là nền tảng giúp trẻ có thể lớn lên, phát triển và học hành tốt.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng tốt trong 1000 ngày đầu mang lại những lợi ích lâu dài trong tương lai của trẻ. Trẻ có khả năng phòng tránh được những căn bệnh chết người ở trẻ nhỏ gấp 10 lần. Trẻ có khả năng đi học nhiều hơn 4, 6 năm. Khi lớn, trẻ có khả năng thu nhập cao hơn 21%. Khi lớn, trẻ có khả năng có một gia đình khỏe mạnh hơn.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người – trước và trong và trong quá trình mang thai và trong hai năm đầu đời của trẻ đã "lập trình" cho khả năng của mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Do đó suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi được với sức phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển ở những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này, kết quả học tập kém hơn, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém, chăm sóc con cái kém, và góp phần tạo nên sự chuyển giao nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trẻ cũng có thể bị suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời do bệnh tật, do thiếu sữa mẹ hoặc các thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao từ những bệnh thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy hay sốt rét.

Giấc ngủ ở trẻ nhỏ liên quan đến sức khỏe tâm thần sau nàyGiấc ngủ ở trẻ nhỏ liên quan đến sức khỏe tâm thần sau này

SKĐS - Nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy, một số vấn đề về giấc ngủ trong thời thơ ấu có liên quan đến sự xuất hiện của các triệu chứng sức khỏe tâm thần trong thời niên thiếu.



PV
Ý kiến của bạn