Hà Nội

Vai trò của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

02-11-2023 16:47 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Nhiều bài thuốc cổ truyền với nguyên liệu là các loài cây quý hiếm, đặc hữu, chủ yếu được lưu hành ở các vùng dân tộc thiểu số. Dược liệu đã đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi.

Hà Nội nhân rộng, từng bước nâng cấp mô hình trồng cây dược liệuHà Nội nhân rộng, từng bước nâng cấp mô hình trồng cây dược liệu

SKĐS - Để hình thành các vùng trồng cây dược liệu hàng nghìn ha phát triển tốt, Hà Nội ưu tiên chọn các giống dược liệu bản địa, phù hợp với canh tác lâu đời của địa phương.

Hơn 5000 loài dược liệu được sử dụng làm thuốc

Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm. Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài và dưới loài sử dụng làm thuốc. Nhiều loài cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao sinh sống trong rừng tự nhiên, như: Sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Diệp (tam thất hoang), bách hợp, thông đỏ, vàng đắng, hoàng liên ô rô, hoàng liên gai, thanh thiên quỳ, lan kim tuyến...

Vai trò của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh 2.

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú.

Theo Cục Quản lý Y dược Cổ truyền, Bộ Y tế, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở nước ta ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.

Đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu như: Quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm 2022 đạt 276 triệu USD, nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.

Theo TTND.TS.BS Đào Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái, hị trường tiêu thụ cây dược liệu thường phụ thuộc nhiều vào các cơ sở thu gom, sơ chế và chế biến dược liệu; các cơ sở trên địa bàn còn ít, hạn chế về sản lượng, chủng loại thu mua, nhiều chủng loại dược liệu có thế mạnh của tỉnh vẫn phụ thuộc vào thị trường tự do với các đầu mối thu gom nhỏ lẻ. Vì vậy, giá cả, chủng loại và sản lượng tiêu thụ dược liệu trên địa bàn tỉnh không ổn định. Đất đai và hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các hình thức hợp tác, tổ hợp tác chưa có, gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và truy nguồn gốc. Chính sách ưu đãi đầu tư cho nuôi trồng, phát triển dược liệu chưa cụ thể còn lồng ghép, chưa có chính sách bao tiêu sản phẩm dược liệu theo chuỗi từ vùng nuôi trồng dược liệu, bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Đầu ra cho dược liệu cũng bế tắc do chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn dược liệu nhập khẩu. Tiêu chuẩn dược liệu chưa đầy đủ, thiếu các quy định về hàm lượng, hoạt chất.

Phát triển dược liệu, lợi cả đôi đường

Theo TTND.TS.BS Đào Thị Ngọc Lan, phát triển cây thuốc theo chuỗi gia trị đã thực hiện được mục tiêu kép: Vừa cho ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ việc CSSK cộng đồng vừa tạo sinh kế, cải thiện kinh tế hộ gia đình.

Để phát triển dược liệu một cách bền vững, có hệ thống, cần sự quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành liên quan. Mọi nguồn lực cần được huy động để đầu tư cho phát triển dược liệu, trong đó, nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể đầu tư phát triển vùng trồng, sơ chế, chế biến dược liệu và sản xuất các sản phẩm từ dược liệu; nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư nghiên cứu, cải tiến quy trình, kỹ thuật sản xuất giống và trồng dược liệu, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm kỹ thuật cao.

Theo đó, cần phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh và xuất khẩu.

Trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu.

Cần có chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm phát huy lợi thế của Yên Bái - một tỉnh miền núi còn nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng trong hoạt động bảo tồn nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu, sản xuất hàng hoá dược liệu. Ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn có phát triển dược liệu.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội.

Phát triển vùng dược liệu theo hướng tập trung, gắn với tiêu thụPhát triển vùng dược liệu theo hướng tập trung, gắn với tiêu thụ

SKĐS - Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, nhiều địa phương tại Tuyên Quang đã hình thành nên các vùng dược liệu tập trung, gắn với tiêu thụ

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị dược liệu | SKĐS



PV
Ý kiến của bạn