Hà Nội

Vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi liên kết vùng trồng dược liệu

02-11-2023 06:29 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng, giàu tiềm năng đem lại giá trị kinh tế.

Lào Cai đẩy mạnh phát triển cây dược liệu theo hướng bền vữngLào Cai đẩy mạnh phát triển cây dược liệu theo hướng bền vững

SKĐS - Có nhiều lợi thế để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, dược liệu được ngành nông nghiệp Lào Cai chọn để thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh, nâng cao đời sống cho người dân.

Doanh nghiệp là cầu nối giữa người nông dân với thị trường

TS. Trần Minh Ngọc – Phó Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền cho biết, để đảm bảo chuỗi giá trị phát triển bền vững dược liệu phải có sự tham gia của 4 nhà gồm người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý. Trong liên kết này, doanh nghiệp được coi là cầu nối giữa người nông dân với thị trường, là bệ đỡ cho sự thành công của nội dung phát triển vùng trồng dược liệu quý trong Chương trình Phát triển

Trong mối liên hết này, doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, bao tiêu đầu ra sản phẩm, thích ứng với thị trường tốt nhất để đưa sản phẩm dược liệu. Doanh nghiệp vốn có nhiều thông tin, biết thị trường cần gì, cần tập trung cây gì. Họ có nguồn lực đầu tư cho người dân phát triển vùng trồng, đầu tư nghiên cứu quy trình kỹ thuật, phát triển sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp cũng nắm được thông tin yêu cầu về chất lượng của các quy định pháp luật, một sản phẩm ra đời phải đáp ứng các yêu cầu gì. Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi liên kết vùng trồng dược liệu - Ảnh 2.

Doanh nghiệp có vai trò cầu nối giữa người nông dân với thị trường trong phát triển dược liệu.

TS. Trần Minh Ngọc cho biết, đến nay Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ thống "chuỗi giá trị" phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm dược liệu sản xuất trong vùng và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo "chuỗi giá trị", đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phát triển bền vững.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới và được xếp hạng 16 trên thế giới về đa dạng nguồn gene, trong đó có rất nhiều nguồn được ứng dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Ước tính có 3.830 loài cây dược liệu dùng làm thuốc, chiếm khoảng 36% trong số 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc Việt Nam được biết đến chiếm khoảng 11%. Đây là một trong những cơ hội lớn cho các hợp tác xã sản xuất dược liệu tại Việt Nam.

Đưa dược liệu trở thành một ngành kinh tế

Ngày nay, cây thuốc không chỉ được dùng trong y học cổ truyền mà còn là nguyên liệu cho công nghiệp dược hiện đại, dùng để chiết xuất các hoạt chất tinh khiết làm nguyên liệu thuốc hoặc phát minh các phân tử mới để sản xuất dược phẩm… Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD và có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.

Việt Nam là nước có nền y dược học cổ truyền phát triển hàng nghìn năm. Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc, dược liệu quý, hiếm. Kết quả một số cuộc điều tra cho thấy Việt Nam có khoảng 5.100 cây thuốc thuộc 236 họ thực vật.

Đến nay, các đơn vị đã lưu giữ và bảo tồn được 1.531 nguồn gien thuộc 884 loài cây thuốc; đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc", bao gồm: Trinh nữ hoàng cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, cỏ Nhọ nồi, Tần dày lá, Dây thìa canh, chè dây và Kim tiền thảo. Hằng năm, lượng dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ước tính khoảng 100 nghìn tấn, với tổng giá trị là hơn 400 triệu USD/năm.

Việt Nam luôn bảo tồn, phát triển nền y dược học cổ truyền, tiến tới xây dựng thành một lĩnh vực kinh tế hiệu quả. Bởi đã từ lâu, dược liệu không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong y dược cổ truyền, mà còn là nguyên liệu cho ngành hóa dược, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, tạo ra nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Để dược liệu trở thành một ngành kinh tế, các bộ, ngành liên quan và các địa phương cần triển khai hiệu quả Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Phát triển dược liệu Việt Nam đến 2020 và định hướng đến năm 2030. Dược liệu được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Theo Quyết định 1976, cả nước sẽ phát triển tám vùng trồng nguyên liệu để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên.

Ngày 17/3/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây được xác định là văn bản chỉ đạo cho sự phát triển dược liệu trong nước trong hai thập kỷ tới.

Cũng trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; đã mở ra hướng phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, không chỉ bảo tồn cây dược liệu mà còn giúp phát triển kinh tế-xã hội, đem lại cuộc sống ấm no cho bà con.

Trong bức tranh tổng thể về tinh hoa dược liệu Việt, bên cạnh sự chỉ đạo, định hướng của Nhà nước với vai trò thiết lập chuỗi liên kết giá trị dược liệu phát triển từ vùng trồng để tạo sự phát triển bền vững, rất cần vai trò các nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân. Tại các vùng trồng dược liệu đang nỗ lực mở rộng diện tích, ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc dược liệu chất lượng cao, mang thương hiệu quốc gia.

‘Chìa khóa’ nâng tầm cho dược liệu Việt Nam‘Chìa khóa’ nâng tầm cho dược liệu Việt Nam

SKĐS - Nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, từng bước vươn ra thị trường quốc tế, lĩnh vực dược phẩm đã đầu tư xây dựng để được chứng nhận vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị dược liệu | SKĐS



PV
Ý kiến của bạn