Vai trò của chức năng gan trong cơ thể con người

29-09-2020 13:41 | Y học 360
google news

SKĐS - Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, điều này chắc hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên nó quan trọng như thế nào và các chức năng của nó là gì thì nhiều người còn khá mù mờ vậy nên chưa có các biện pháp tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Gan có những chức năng gì trong cơ thể?

Gan đảm nhiệm rất nhiều vai trò trong cơ thể, nó là trung tâm điều hòa và chuyển hóa các chất. Thậm chí gan còn đảm nhiệm nhiều chức năng mà không một cơ quan nào có thể làm thay được. Trong cơ thể, nó thực hiện các công việc như sau: chuyển hóa, khử độc, bài tiết và dự trữ. Nếu gan của một người bị hỏng hoàn toàn, người có sẽ tử vong trong 24h do hạ đường huyết.

Ảnh minh hoạ

Vai trò chuyển hóa của gan

Chuyển hóa ở gan diễn ra rất phức tạp và phong phú. Hầu hết mọi quá trình chuyển hóa đều được diễn ra trong tế bào.

Vai trò chuyển hóa Glucid

Gan được gọi là kho lưu trữ Glucid của cơ thể bằng việc chuyển hóa chúng thành Glycogen. Thường sau bữa ăn hay sau khi uống nước đường, nồng độ Glucose máu tăng lên cao hơn, ruột hấp thu và chuyển về gan Glucose một cách ồ ạt thong qua tĩnh mạch cửa. Gan sẽ giữ glucose lại, sử dụng một phần cho các hoạt động của gan, phần lớn khác được chuyển hóa thành glycogen (bởi glycogen mới là chất có thể dự trữ) bằng cách sử dụng các enzym chuyên biệt và hoạt động mạnh.

Ngoài Glucose, gan có thể tổng hợp glycogen từ nhiều loại ose khác như galactose, mannose, fructose nhờ vào các enzym đặc biệt mà không cơ quan nào khác có. gan có thể tổng hợp các sản phẩm trung gian của các chuyển hóa khác như lactat, acetyl CoA, pyruvat thành glycogen nhờ vào hệ enzym chỉ tồn tại ở gan.

Khi glucose máu hạ thấp, gan sẽ tiến hành phân hủy glycogen tạo ra glucose chuyển vào máu, cung cấp cho các tế bào sử dụng và tăng đường huyết trở về bình thường. Mặc dù nhiều cơ quan khác cũng có khả năng dự trữ glycogen nhưng nó không thể cung cấp cho máu như gan bởi không có enzym đặc hiệu chuyển glycogen thành glucose tự do. Bởi vậy nên gan đóng vai trò trung tâm trong công việc kiểm soát đường máu của cơ thể.

Ngoài glycogen, gan còn tổng hợp một chất chống đông tự nhiên là heparin có bản chất là một polysaccharide. Ở gan, glucose còn được chuyển hóa thành acid glucoronic, một chất quan trọng trong quá trình khử độc tại gan.

Chuyển hóa Lipid

Gan phân hủy lipid và tạo nên acetyl CoA, đây là nguyên liệu quan trọng cho chu trình Krebs. Một phần nhỏ acetyl CoA được tạo thành được sử dụng để đi vào chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho gan hoạt động, phần nhỏ khác được sử dụng để gan tổng hợp nên Cholesterol, acid mật, phần nhiều được gan chuyển hóa thành thể ceton. Thể ceton được đưa vào màu đến các cơ quan khác sử dụng, bằng cách chuyển từ thể ceton sang acetyl CoA. Như vậy thể ceton là dạng vận chuyển acetyl CoA đến các tổ chức khác.

Sự tổng hợp lipid cũng có nhiều ý nghĩa cho cơ thể. Lipid được hấp thu vào cơ thể ở dạng các thành phần cấu tạo nhỏ hơn như acid béo, glixerol hay các hạt mỡ được nhũ tương hóa rất nhỏ. Một phần nhỏ trong chúng được tái tổng hợp thành lipid tại ruột còn phần lớn được đưa về gan.

Gan tổng hợp nên các lipid trung tính, cholesterol, đồng thời tổng hợp cả phospholipid (phân tử lipid có cực đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo nên lipoprotein huyết thanh). Nhờ quá trình tổng hợp này mà gan đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển các lipid trung tính và cholesterol ra khỏi gan, tránh bị ứ đọng tại gan.

Hầu hết các protein trong huyết thanh là do gan sản xuất. Sự este hóa cholesterol có thể xảy ra ở gan hoặc huyết tương nhưng enzym xúc tác cho quá trình này chỉ có thể do gan sản xuất.

Chuyển hóa protein

Protein huyết tương chủ yếu là albumin và globulin. Trong đó gan sản xuất toàn bộ albumin và một lượng globulin. Khi có sự suy giảm chức năng gan, tỷ lệ A/G sẽ bị thay đổi cùng với các triệu chứng rối loạn đông máu.

gan có vai trò quan trọng trong quá trình thoái hóa acid amin bởi có các enzym đặc biệt là các transaminase như AST và ALT.

Gan cũng là nơi duy nhất trong cơ thể khử độc NH3 bằng cách tổng hợp thành Ure. Đây là một chất độc nội sinh được hình thành từ quá trình thoái hóa acid amin.

Vai trò bài tiết

Gan là cơ quan đóng vai trò không thể thay thế được trong quá trình bài tiết các chất có nguồn gốc nội bào và ngoại bào như hem, bilirubin qua nước tiểu và dịch mật. Mật là sản phẩm được gan sản xuất liên tục. Trong một ngày, gan của người trưởng thành tạo ra 3 lít dịch mật, sau khi cô đọng, 1 lít dịch mật sẽ được bài tiết theo đường tiêu hóa.

Vai trò khử độc

Cơ thể luôn tự tạo ra các chất độc là các sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa (gọi chung là các chất độc nội sinh) và cả các chất độc từ bên ngoài đưa vào theo đường ăn uống (chất độc ngoại sinh). Các chất độc này đều được gan khử độc theo các cơ chế riêng phù hợp với bản chất của chất độc đó. Có hai cơ chế được gan sử dụng để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể đó là cơ chế cố định thải trừ và cơ chế hóa học.

Cơ chế cố định thải trừ: Đúng như tên gọi của nó, cơ chế này là gan giữ lại các chất độc và đào thải nguyên dạng chúng ra khỏi cơ thể theo đường mật. Cơ chế này được sử dụng với các chất độc là muối của kim loại nặng và các chất màu. Vậy nên người ta có thể dùng chất màu trong y tế để dò xét khả năng khử độc của gan.

Cơ chế hóa học: Đây là cách gan khử độc nhiều nhất. Gan sẽ biến đổi các chất độc thành chất không độc, tan trong nước và đào thải ra ngoài.

(* Theo các thông tin được tham khảo từ cuốn sách Hóa sinh lâm sàng của Nhà xuất bản Y học năm 2013.)

Tại sao bạn cần tăng cường chức năng gan ngay từ bây giờ?

Như nội dung bên trên đã chia sẻ, gan đảm nhiệm nhiều vai trò mang tính sống còn của cơ thể, trong số đó có nhiều vai trò không cơ quan nào khác có thể thay thế được. Vậy nên cơ thể sẽ bị rối loạn và xảy ra nhiều triệu chứng bệnh lý nếu khả năng hoạt động chức năng của gan bị giảm đi.

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm được bày bán tràn lan không được kiểm soát chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, rượu bia được sử dụng nhiều hơn… cơ thể nói chung đặc biệt là lá gan nói riêng bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc tăng cường chức năng gan là rất cần thiết để gan có thể đảm bảo mọi hoạt động sinh lý và cân bằng nội môi được duy trì trước những tác động tiêu cực của môi trường sống hiện nay mang lại.

Nên ăn thực phẩm nào để tăng cường chức năng gan?

Ảnh minh hoạ

Nước chanh

Bạn nên tập luyện hình thành thói quen uống một cốc nước chanh vào mỗi buổi sáng. Chanh có thể hỗ trợ gan thực hiện chức năng giải độc tốt hơn bởi acid citric có trong chanh sẽ giúp gan tăng cường sản xuất dịch mật, dịch mật là con đường đào thải rất nhiều độc tố trong cơ thể.

Ảnh minh hoạ

Các loại rau xanh

Các loại rau xanh được kiểm chứng là có tác dụng rất tốt để cải thiện chức năng gan. Hãy bổ sung rau xanh vào bữa ăn của bạn mỗi ngày nếu bạn chưa làm điều đó. Bên cạnh đó thì bông cải xanh, tỏi, hành tây cũng bổ sung khoáng chất cho gan rất hiệu quả.

Ảnh minh hoạ

Nghệ

Nghệ có tác dụng rất tốt để làm sạch lá gan. Bạn có thể pha 45 mg bột nghệ để uống hàng ngày cùng rễ cây bồ công anh tươi để cải thiện sức khỏe lá gan.

Ảnh minh hoạ

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Golivermaxx được sản xuất tại Hàn Quốc giúp hỗ trợ thanh nhiệt, bổ gan, giải độc và bảo vệ gan.

Mỗi viên nang Golivermaxx được bào chế từ nhiều phương thuốc bổ cho gan như: Cây kế sữa, L-arginine, DL-methionine, các vitamin nhóm B... sự kết hợp của các dưỡng chất trên mang đến tác dụng cải thiện sức khỏe lá gan một cách hiệu quả lại tiện lợi. Sản phẩm nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng

Golivermaxx là sản phẩm của công ty thực phẩm chức năng y tế Korean Ginseng Research, đạt chứng nhận ISO 9001:2015 và GMP.

Số GPQC: 2731/2020/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn