Vai diễn luật sư của Hồng Diễm trong phim "Hành trình Công lý" dưới góc nhìn thực sự của giới luật sư

12-11-2022 12:59 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Các vụ án trong thực tiễn không hiếm những vụ án về lý thì đúng, nhưng về tình thì sai, thậm chí còn kịch tính hơn trong phim nhiều. Nếu là những luật sư có kinh nghiệm họ sẽ không thiếu cách giải quyết.

Vẻ lãng tử của Thái Vũ - "con trai" Hồng Diễm "Hành trình công lý"Vẻ lãng tử của Thái Vũ - 'con trai' Hồng Diễm 'Hành trình công lý'

Thái Vũ - nam diễn viên trẻ vào vai con trai Hồng Diễm trong "Hành trình công lý" sở hữu nhan sắc và body "cực phẩm".

Không chỉ khán giả mà giới luật sư cũng tỏ ra ngán ngẩm, khó hiểu vì vai Phương của Hồng Diễm trong "Hành trình công lý" đã "thánh hóa" nữ chính, vi phạm nguyên tắc luật sư.

Những tập gần đây của "Hành trình công lý" tập trung vào vụ phân xử tranh chấp giành quyền nuôi con mà Phương (Hồng Diễm) lần đầu được giao làm luật sư chính thức. Từ quá trình thu thập hồ sơ tài liệu đến suốt phiên phân xử, Phương luôn nhận được sự trợ giúp hết mình của Quân (Quốc Huy) và Thanh - trợ lý của Quân.

Tuy nhiên, bên cạnh việc theo dõi diễn biến phim thì đối với vai trò luật sư, vai Phương của Hồng Diễm gặp khá nhiều tranh cãi khi đi ngược khá nhiều nguyên tắc của một luật sư. Cụ thể, tập gần đây, luật sư Phương muốn tận dụng việc người chồng có nhân tình làm chứng cứ này để giúp người vợ thắng kiện. Vì thế, khi nhận được tin báo người chồng hẹn người tình đến khách sạn, lập tức Phương cùng Quân tìm đến địa điểm này và gặp lễ tân trình bày rõ ràng về vụ kiện, cũng như thừa nhận đây là bằng chứng duy nhất để có thể giúp người vợ giành quyền nuôi con. Khi lễ tân từ chối, không tiết lộ thông tin cá nhân của khách thì Phương liền dúi một khoản tiền vào tay lễ tân và tiếp tục nhờ giúp đỡ.

Cách xử lý sự việc của luật sư Phương khiến khán giả - chứ chưa nói đến giới luật sư không khỏi "giật mình" vì hành xử quá thiếu chuyên nghiệp, có phần ngô nghê.

Vai luật sư của Hồng Diễm bị 'trừ điểm', người trong ngành luật nhận xét thế nào? - Ảnh 2.

Chia sẻ với GiadinhNet về tình tiết này trong "Hành trình công lý", Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (VP Luật sư kết nối) cho biết: "Trong vụ án này, có thể thấy rằng luật sư Phương (Hồng Diễm) đã không có đủ kỹ năng hành nghề, cách ứng xử trong công việc. Dù là Luật sư nhưng lại sử dụng việc bỏ tiền mua chuộc nhân chứng, cố tình đẩy lễ tân vào việc làm sai luật để đạt được mục đích của mình. Điều này cho thấy rằng vị luật sư Phương đã không am hiểu pháp luật, không nắm rõ quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thu thập tài liệu chứng cứ.

Trong trường hợp này, Luật sư có quyền thu thập tài liệu chứng cứ, nhưng nếu thuộc trường hợp bí mật đời từ thì Luật sư có quyền đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ. Có rất nhiều kĩ năng để thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp này. Không biết nhà làm phim muốn tái hiện nhân vật theo góc độ nào? Nhưng hành vi ứng xử vừa thiếu kinh nghiệm, vi phạm đạo đức, trái luật thì không đủ tư cách, chuẩn mực đạo đức để hành nghề luật sư".

Vai luật sư của Hồng Diễm bị 'trừ điểm', người trong ngành luật nhận xét thế nào? - Ảnh 3.

Thân chủ của Phương chỉ biết câm nín khi nhìn luật sư mình thuê...phản bội mình ngay trước mắt

Cũng bàn về những điểm sơ hở, thiếu chính xác của bộ phim này, LS Nguyễn Ngọc Hùng thẳng thắn chỉ rõ việc tình tiết "bán đứng" thân chủ trước đó của nữ chính trong vụ kiện tụng tranh chấp tài sản thừa kế đã vi phạm quy tắc số 15 trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.

"Cứ tưởng xây dựng hình tượng luật sư đẹp long lanh, vì chính nghĩa nhưng tự ý quay đầu chống lại thân chủ là sai rồi. Nhìn từ góc độ kỹ năng ứng xử và đạo đức hành nghề luật sư là không đạt yêu cầu, vi phạm nghiêm trọng. Khi mà luật sư cố tình làm xấu tình trạng thân chủ của mình, đẩy thân chủ mình vào thế bất lợi.

Các vụ án trong thực tiễn không hiếm những vụ án về lý thì đúng, nhưng về tình thì sai, thậm chí còn kịch tính hơn trong phim nhiều. Nếu là những luật sư có kinh nghiệm họ sẽ không thiếu cách giải quyết. Về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư không ai cho phép bán đứng thân chủ mình như thế cả. Thậm chí khiến cho khách hàng bất ngờ, cảm giác bị bán đứng, phản bội là điều càng cấm kị hơn nữa của luật sư.

Nếu luật sư cho rằng về đạo đức con người, nhân tâm không cho phép làm vậy thì hoàn toàn có quyền từ chối, chấm dứt công việc, nhưng tuyệt đối bảo mật thông tin, không là xấu đi tình trạng thân chủ, không có hành động đi ngược lại lợi ích thân chủ", Luật sư Hùng chỉ rõ.

Vai luật sư của Hồng Diễm bị 'trừ điểm', người trong ngành luật nhận xét thế nào? - Ảnh 4.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng

Luật sư cho biết thêm: "Với vụ án này, tôi thường sẽ lựa chọn giải pháp sau khi thu thập chứng cứ xong, nếu xác định chứng cứ bất lợi, thay đổi hoàn toàn vụ án thì có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng, phân tích các tình tiết, hồ sơ, yếu tố bất lợi, để đề xuất các giải pháp cho khách hàng, làm công tác tâm lý, tư tưởng cho khách hàng rất kỹ.

Trường hợp này hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp hòa giải vừa giữ được danh dự, uy tín, đảm bảo quyền lợi cho thân chủ và vừa giải quyết được vấn đề chữ tình. Vụ án này hòa giải không hề khó. Nếu Luật sư có kinh nghiệm, bản lĩnh hoàn toàn có thể hòa giải được. Làm nghề Luật sư không thể dựa vào sự cảm xúc, cảm tính tức thời được. Nhưng cũng phải xem xét làm sao thấu tình đạt lý.

Còn cách cư xử của luật sư nữ trong "Hành trình công lý" cho thấy yếu kém về kinh nghiệm, không có bản lĩnh, lại vi phạm đạo đức hành nghề luật sư, kết quả làm cho sự việc căng thẳng, anh em càng bất hòa, mất tình cảm. Cứ tưởng mình làm đúng, ai dè sai hết cả thế, mất hết chữ tình".

Mix quần ống rộng với áo sơ mi như Kim Oanh - người mẹ đáng thương trong "Hành trình công lý"Mix quần ống rộng với áo sơ mi như Kim Oanh - người mẹ đáng thương trong 'Hành trình công lý'

Ngoài đời, mix quần ống rộng với áo sơ mi là phong cách ưa chuộng của nữ diễn viên Kim Oanh.

Sương mù dày đặc miền Bắc, hàng chục chuyến bay không thể hạ cánh



An Khánh
Ý kiến của bạn