Vài chục tỉnh, thành liên tục được 'gọi tên' ở danh sách tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm

13-07-2022 06:15 |

SKĐS - Tròn 2 tuần, Bộ Y tế đã 8 lần nêu tên các tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4 chậm. Tuy nhiên tốc độ tiêm tại nhiều địa phương vẫn chưa được đẩy mạnh quyết liệt, trong khi các chuyên gia nhấn mạnh: Nơi nào chưa tiêm chủng đầy đủ, nơi đó có nguy cơ virus xâm nhập.

Kết quả mới nhất tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 

Theo thống kê của Bộ Y tế hết ngày 11/7, cả nước đã tiêm 236.111.209 liều vaccine COVID-19  trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.970.937 liều: Mũi 1 là 71.479.716 liều; Mũi 2 là 68.896.750 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.511.880 liều; Mũi bổ sung là 14.221.416 liều; Mũi nhắc lại lần 1 - mũi 3 là 46.390.199 liều; Mũi nhắc lại lần 2 - mũi 4 là 5.470.976 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 18.825.450 liều: Mũi 1 là 9.006.023 liều; Mũi 2 là 8.660.299 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 1.159.128 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 9.314.822 liều: Mũi 1 là 6.518.247 liều; Mũi 2 là 2.796.575 liều;

Vài chục tỉnh, thành liên tục được 'gọi tên' ở danh sách tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm - Ảnh 1.

Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em. Ảnh: Trần Minh

Đối với tiêm vaccine mũi 3 cho nhóm từ 18 tuổi trở lên đạt tổng số có 46.390.199 mũi tiêm (69,2%), trong ngày có 27 tỉnh triển khai với 68.506 người được tiêm:

6 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp gồm: Hải Phòng (43,3%); Quảng Nam (45,4%); Bình Thuận (48,2%); Đồng Nai (44,3%); Cà Mau (48,2%); Hậu Giang (35,6%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Thanh Hóa (93,8%); Bắc Giang (95,8%); Nghệ An (95,0%).

Về kết quả tiêm vaccine mũi 4: Tổng số có 5.470.976 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 26,8%) tỷ lệ tiêm chủng thay đổi do các tỉnh điều chỉnh đối tượng mũi 4, trong ngày có 28 tỉnh triển khai với 129.572 người được tiêm.

6 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp gồm: Bắc Cạn (3,6%); Quảng Bình (3,6%); Quảng Ngãi (8,1%); Bình Định (5,9%); Phú Yên (2,9%); Đồng Nai (7,0%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Lạng Sơn (96,5%); Cần Thơ (95,4%); An Giang (94,5%);

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, ghi nhận 8.660.299 trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 đạt 98,9%; Tiêm mũi 3 là: 1.159.128 trẻ (13,2%).

21 tỉnh, thành tiêm mũi 3 thấp dưới 5% gồm: 12 tỉnh, thành ở Miền Bắc như Hà Nội; Nam Định;Hà Nam; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Quảng Ninh; Nghệ An; Lạng Sơn; Hà Giang; Cao Bằng; Yên Bái; Điện Biên.

Miền Trung (2 tỉnh): Quảng Nam; Bình Thuận

Miền Nam (7 tỉnh): Tiền Giang, Long An; Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Phước; Kiên Giang. Giảm 1 địa phương so với ngày 10/7.

3 tỉnh tiêm nhắc tốt gồm: Ninh Bình (47,9%); Thanh Hóa (50,8%); Lâm Đồng (49,0%).

Nơi nào chưa tiêm chủng đầy đủ, nơi đó có nguy cơ virus xâm nhập

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Âu liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biển chúng Omicron. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em.

Do đó cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. 

GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay vaccine COVID-19 được Bộ Y tế cung cấp đầy đủ theo nhu cầu, theo chỉ định và được vận chuyển tới các địa phương. Nơi nào chưa tiêm chủng đầy đủ, nơi đó có nguy cơ virus xâm nhập.

Các điểm tiêm chủng cũng rất đa dạng, đặc biệt người dân có thể tiếp cận gần nhất các điểm tiêm tại các trạm y tế xã, phường, sau đó đến các cơ sở tiêm chủng khác, thậm chí ở những nơi đi lại khó khăn, ngành y tế và các địa phương cũng đã có hình thức tiêm chủng lưu động, tiêm tại nhà.

Với những nơi có sự di biến động dân cư nhiều như TP HCM, hình thức thông báo tiêm chủng tới người dân cũng rất đa dạng, như thông tin có trên các trang web của Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM… luôn cập nhật điểm tiêm chủng và thời gian tiêm chủng.

Tại các xã, phường, thông qua hệ thống loa phường cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tại địa phương, với tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, người dân hoàn toàn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc đến các xã, phường để được tư vấn và tiêm ngay nếu sức khỏe bảo đảm.

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh, trong thời điểm hiện nay, nếu có vướng mắc về vấn đề tiêm chủng, người dân có thể gọi về đường dây nóng của các Sở Y tế, của Bộ Y tế. Chúng ta đã và đang đa dạng hoá các hình thức để một người dân mong muốn được tiêm chủng sẽ được phục vụ một cách đầy đủ, chu đáo, an toàn và hiệu quả nhất.
Sáng 12/7: Nhiều người "lười" tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4, trong khi biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xâm nhập cộng đồngSáng 12/7: Nhiều người 'lười' tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4, trong khi biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xâm nhập cộng đồng

SKĐS - Nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là áp dụng các biện pháp phòng bệnh, 'lười' tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em trong khi biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xâm nhập cộng đồng...

Thái Bình
Ý kiến của bạn