Hà Nội

Vaccine ngừa cúm mới cho trẻ em

30-10-2021 15:05 | Vaccine

SKĐS - Nghiên cứu mới cho thấy, vaccine ngừa cúm bất hoạt hóa trị hai có nguồn gốc từ nuôi cấy tế bào (IIV4c) có hiệu quả chống lại bệnh cúm ở trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh.

Tiêm phòng vaccine cúm sớm, giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch Tiêm phòng vaccine cúm sớm, giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch

SKĐS - Vaccine cúm đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với một bề dày thành tích về độ an toàn. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng, người mắc bệnh tim mạch, tiêm phòng vaccine cúm sớm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong.

1. Mối nguy khi mắc cúm ở trẻ

Cúm là một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là khi giao mùa. Cúm thường có các triệu chứng là sốt, nhức đầu, đau cơ. Ngoài ra còn có các triệu chứng về đường hô hấp trên như hắt hơi và ho. Bệnh cúm đặt ra gánh nặng đáng kể cho các nguồn lực chăm sóc sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, số ca mắc phải và tử vong do cúm đang tăng ở mức báo động. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

Cúm ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận, nhiễm trùng huyết…, thậm chí tử vong.

2. Hiệu quả của vaccine cúm từ nuôi cấy tế bào

Để giảm các nguy cơ mắc cúm, hiện đã có vaccine ngừa cúm. Việc tiêm chủng đúng định kỳ, sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể để bảo vệ khỏi các loại virus.

Các nhà nghiên cứu cho hay, mặc dù vaccine cúm có khả năng ngăn ngừa mắc bệnh ở trẻ, nhưng hiệu quả của vaccine thường không tối ưu. Các đột biến thích nghi với trứng trong vaccine virus dựa trên trứng đôi khi làm cho hiệu quả vaccine thấp. Có thể tránh được những thay đổi di truyền thông qua việc sử dụng các nền tảng sản xuất không dựa vào trứng, bao gồm dòng tế bào thận chó Madin – Darby (MDCK) của động vật có vú. Các nền tảng này có tiềm năng cải thiện khả năng bảo vệ chống lại bệnh cúm.

photo-1635573186245

Tiêm vaccine cúm giúp cơ thể tránh mắc bệnh cúm.

Các nhà nghiên cứu tại Úc mới đây đã phát triển một loại vaccine cúm từ nuôi cấy tế bào (IIV4c) có hiệu quả với trẻ em.

TS. Terence Nolan - Đại học Melbourne ở Úc và các đồng nghiệp đã kiểm tra hiệu quả của IIV4c bằng cách sử dụng dòng tế bào thận chó Madin-Darby ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 tuổi đến dưới 18 tuổi. Những người tham gia từ 8 quốc gia đã được ghi danh vào một thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh IIV4c với vaccine noninfluenza (não mô cầu ACWY) trong ba mùa cúm (2017-2018- 2019). Những người đủ điều kiện được chỉ định ngẫu nhiên (theo tỷ lệ 1: 1) để nhận vaccine IIV4c hoặc não mô cầu ACWY thông qua hệ thống công nghệ phản ứng tương tác (IRT), với độ tuổi (2 đến <9 tuổi hoặc 9 đến <18 tuổi).

Kết quả cho thấy, có 7,8% trong số 2.257 người tham gia nhóm IIV4c và 16,2% trong số 2.252 người tham gia nhóm so sánh (não mô cầu ACWY) đã mắc bệnh cúm. Hiệu quả của IIV4c là 54,6%. 

Hiệu quả chống lại cúm A/H1N1 là 80,7%, cúm A/H3N2 là 42,1% và cúm B là 47,6%. Trong các phân nhóm theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc và chủng ngừa cúm trước đó, IIV4c cho thấy hiệu quả của vaccine nhất quán. Nhóm IIV4c và nhóm so sánh có tỷ lệ các tác dụng ngoại ý tương tự nhau.

Các tác giả kết luận, IIV4c cung cấp khả năng bảo vệ chống lại bệnh cúm ở trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh trong suốt 3 mùa, bất kể việc tiêm phòng cúm trước đó. Các đột biến hemagglutinin tăng cường và thời gian đáp ứng ngắn hơn khi virus cúm mới xuất hiện.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nơi sự sống mong manh: Hồi ức của một bác sĩ.

DS. Hoàng Vân
Ý kiến của bạn