Hà Nội

Vaccine COVID-19 mới dạng xịt hay đường uống ngăn ngừa các biến thể mới siêu lây lan như BA.5

21-07-2022 20:08 | Vaccine
google news

SKĐS - Các vaccine dạng xịt hay đường uống được cho là ngăn ngừa sự lây lan của virus ở cửa ngõ hệ hô hấp, do vậy sẽ hiệu quả trước các biến thể mới siêu lây nhiễm như Omicron BA.5. Vaccine dạng xịt sử dụng như liều bổ sung sẽ tạo ra miễn dịch mạnh nhất. Còn hiệu quả của vaccine viên uống kéo dài tới 1 năm.

Cải tiến vaccine dạng xịt phòng Covid-19 - hướng nghiên cứu mới trên toàn cầuCải tiến vaccine dạng xịt phòng Covid-19 - hướng nghiên cứu mới trên toàn cầu

SKĐS - Trong bối cảnh virus corona phát triển ngày càng khôn lường, các nhà khoa học đang kêu gọi thay đổi chiến lược vaccine Covid-19.

Chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19 trên toàn cầu đã thành công rực rỡ, góp phần cứu mạng gần 20 triệu sinh mạng trên toàn thế giới trong năm đầu tiên phát động. 

Theo một nghiên cứu mới đây, chiến dịch tiêm phòng vaccine toàn cầu đã giảm 63% tỷ lệ tử vong do COVID-19 chỉ ngay trong năm đầu tiên. Điểm tốt của tiêm vaccine là, nó góp phần ngăn ngừa virus lây lan từ người này sang người khác.

Khi virus SARS-CoV-2 lây lan, nó đồng thời cũng biến đổi gene liên tục. Chính sự biến đổi gene này giúp virus lẩn tránh hàng rào miễn dịch tạo ra từ tiêm vaccine hay lần nhiễm trước đó. 

Đó là lý do tại sao mà bước vào năm thứ 3 của đại dịch, chúng ta đang ở giữa một làn sóng COVID-19 khác gây ra bởi một loại biến thể mà dễ dàng đâm thủng hàng rào miễn dịch chống lây nhiễm nhất, đó chính là Omicron BA.5. 

Và BA.5 sẽ chưa phải là biến thể cuối cùng. Sẽ có thêm nhiều biến thể khác xuất hiện.

Vaccine COVID-19 mới dạng xịt hay đường uống ngăn ngừa các biến thể mới siêu lây lan như BA.5 - Ảnh 3.

Khi dùng vaccine COVID-19 dạng xịt mũi làm liều bổ sung cho người đã tiêm đủ liều cơ bản, nó sẽ phát huy tối đa sức mạnh: đạt hiệu quả 100% chống tử vong do nhiễm COVID-19, giảm phần lớn tải lượng virus ở mũi và phổi.

1. Vaccine COVID-19 mới dạng xịt hay đường uống ngăn ngừa virus nhân lên ở cửa ngõ hô hấp

Trong khi các nhà sản xuất vaccine đang chạy đua để cải tiến các mũi tiêm thế hệ cũ với hy vọng nâng cao hàng rào miễn dịch cho chúng ta vào mùa thu năm nay, một số nhà khoa học khác lại theo đuổi phương hướng khác. Đó chính là tạo ra vaccine COVID-19 dạng xịt mũi hoặc dạng viên thuốc uống nhằm tạo ra hàng rào miễn dịch cho cơ thể ở ngay cửa ngõ hô hấp: đó là đường miệng, mũi và họng.

Hy vọng là vaccine đẩy mạnh hàng rào bảo vệ của cơ thể ở ngay mũi để virus không thể nhân lên ở ngay tại mũi.

Khi sử dụng vaccine dạng uống hay xịt ở đường niêm mạc mũi - họng, vaccine sẽ có hiệu quả chống lại sự nhân lên của virus ở ngay cửa ngõ hệ hô hấp. Do đó, virus không thể lây sang cho người khác.
TS. Ellen Foxman - nhà miễn dịch học tại Trường Y khoa Yale

Nếu hiệu quả, hy vọng miễn dịch ở niêm mạc mũi - miệng có thể làm chậm lại sự tiến triển của các biến thể virus mới và cuối cùng có thể góp phần kiểm soát đại dịch COVID-19.

2. Vaccine dạng xịt hay đường uống được "khoác áo" công nghệ mới

Ý tưởng đằng sau vaccine niêm mạc mà các nhà miễn dịch học niêm mạc từng đề cập, tạo ra hệ thống miễn dịch chạy từ mũi, miệng tới phổi và đường ruột không phải là mới. Hiện đã có 9 loại vaccine hoạt động theo cơ chế này. Trong đó phải kể đến vaccine dạng uống phòng bại liệt, tả, salmonella và rotavirus và vaccine xịt mũi FluMist phòng cúm. Tuy nhiên những vaccine này đều sử dụng công nghệ cũ (dùng virus thật phiên bản đã chết hoặc mất độc lực) nên hiệu quả không cao. 

Hiện nay, hơn chục loại vaccine dạng xịt mũi ngừa COVID-19 đang được thử nghiệm trên toàn thế giới. Nhiều vaccine trong số này sử dụng những dạng công nghệ mới, như dẫn truyền protein gai của SARS-CoV-2 thông qua một virus vô hại khác. Những vaccine COVID-19 dạng xịt khác sử dụng công nghệ mRNA (vốn đã thành công ở vaccine dạng tiêm).

Có công ty thậm chí còn tạo ra vaccine dạng viên uống để cả hệ thống đường tiêu hóa: từ mũi miệng cho tới ruột tạo ra miễn dịch. 

Thử nghiệm trên động vật, chuột hamster được sử dụng vaccine dạng xịt mũi hay đường họng cho thấy dường như nó ít có khả năng lây virus SARS-CoV-2 sang cho con chuột khác chưa bị nhiễm bệnh ở lồng khác kế bên.

Vaccine dạng viên uống, cùng kích cỡ như thuốc aspirin, sử dụng adenovirus (giống như công nghệ vaccine COVID-19 của Johnson& Johnson hay AstraZeneca) sẽ tạo ra những phần tử protein gai ở tế bào ruột và kích thích sản sinh ra kháng thể ở mũi và miệng. 

Trong thử nghiệm ban đầu trên 35 người tham gia, 46% đã tăng kháng thể ở mũi sau khi sử dụng vaccine viên uống. Có vẻ như vaccine đã tạo ra miễn dịch phổ rộng trên nhiều biến thể COVID-19 khác nhau, và có công dụng bảo vệ trong vòng 1 năm, lâu hơn so với vaccine dạng tiêm. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để khẳng định.

Thử nghiệm giai đoạn 2 gồm 900 người tham gia đang được tiến hành và dự kiến hoàn thành vào mùa hè tới. 

3. Mô hình kết hợp vaccine dạng tiêm đủ liều cơ bản + vaccine dạng xịt như liều bổ sung tạo ra miễn dịch mạnh nhất

Phần lớn vaccine niêm mạc đang được phát triển được thiết kế dưới dạng chất lỏng hoặc sương mù để xịt mũi. Nhiều loại vaccine niêm mạc (dạng uống hay xịt) sẽ được sử dụng làm liều vaccine COVID-19 tăng cường cho những người đã tiêm đủ liều cơ bản. 

Nhà miễn dịch học Jennifer Gommerman (Đại học Toronto, Canada) cho biết vaccine COVID-19 thế hệ mới có thể sẽ rất khác biệt. Đó là chỉ cần nhỏ vào mũi hay họng, nơi mà cần tới miễn dịch nhất để tiêu diệt virus. Tuy nhiên, bà cho rằng hiệu quả nhất là dùng vaccine dạng xịt làm liều bổ sung ở những người đã tiêm đủ liều cơ bản. 

Cũng có thể sử dụng kết hợp giữa vaccine dạng tiêm liều cơ bản với vaccine dạng xịt cho liều bổ sung. Bởi liều bổ sung sẽ giúp củng cố đường hô hấp trên vốn là nơi các biến thể mới hay tấn công cơ thể.

Cách làm này hiện cũng đang được nhà khoa học Akiko Iwasaki (Đại học Yale) thử nghiệm. Trong thí nghiệm, đội ngũ của bà đã tiêm 1liều vaccine mRNA của Pfizer liều thấp cho chuột, rồi 2 tuần sau đó dùng vaccine mRNA dạng xịt mũi làm liều bổ sung. Các nhóm còn lại thì chỉ được hoặc tiêm hoặc xịt vaccine ở mũi. Kết quả cho thấy dạng được tiêm liều cơ bản rồi phối hợp xịt vaccine dạng mũi bổ sung tạo ra miễn dịch mạnh nhất. 

"Mô hình kết hợp vaccine dạng tiêm đủ liều cơ bản + liều bổ sung bằng vaccine dạng xịt mũi thử nghiệm trên chuột đã cho thấy hiệu quả 100% chống tử vong do nhiễm COVID-19 và giảm đáng kể tải lượng virus ở mũi và phổi", nhà khoa học Iwasaki nói.

4. Kháng thể IgA

Vaccine niêm mạc sẽ nhắm tới phần hơi khác của hệ miễn dịch so với vaccine dạng tiêm. 

Vaccine dạng tiêm kích hoạt cơ thể sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus gây ra COVID-19. Phần lớn những kháng thể IgG này là những protein có hình dạng chữ Y, được lập trình để nhận diện và phong tỏa những phần cụ thể của virus SARS-CoV-2 cùng với các protein gai vốn bám dính vào tế bào của chúng ta để gây lây nhiễm.

Một phần nhỏ hơn của những protein miễn dịch này là kháng thể IgA, trông giống như 2 chữ Ys lồng vào nhau ở phần đuôi, và nếu nhìn phần cạnh thì khá giống với một khúc xương. 

Giống như "người gác cửa", kháng thể IgA là các phần tử miễn dịch bảo vệ niêm mạc. Các phân tử này mạnh hơn IgG. Do vậy mà nhà khoa học Gommerman hy vọng rằng vaccine COVID-19 dạng xịt hay đường uống có thể góp phần làm chậm lại sự lây lan virus từ người sang người. 

Đặc biệt trong bối cảnh virus ngày càng biến đổi và lẩn tránh hệ miễn dịch, tấn công đường hô hấp trên, thì vaccine ở niêm mạc có thể phát huy công dụng. Hy vọng vaccine sớm bước vào giai đoạn thử nghiệm ở người trên diện rộng. 

Mời độc giả xem thêm video:

Sẵn sàng cho các kịch bản COVID-19 giai đoạn mới


Nguyễn Vân
(theo CNN)
Ý kiến của bạn