Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy vắc-xin mới này có thể chống lại được căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do Chlamydia gây ra.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Chlamydia là vi khuẩn lây lan qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng phổ biến nhất trên toàn cầu. Hiện có khoảng 130 triệu người bị lây nhiễm mỗi năm. Căn bệnh này gây đau đớn, nhiễm trùng bộ phận sinh dục có thể dẫn đến vô sinh, sẩy thai, thai lưu hoặc chết non. “Do ảnh hưởng của Chlamydia với sức khỏe phụ nữ, sức khỏe trẻ sơ sinh và thông qua lây truyền dọc tăng khả năng mắc các bệnh STDs khác, nhu cầu với loại vắc-xin này ngày càng tăng cao”, Peter Andersen - GS. Khoa Truyền nhiễm miễn dịch học tại Học viện Statens Serum, Đan Mạch cho biết.
Kết quả giai đoạn I chủ yếu được thiết kế để kiểm tra sự an toàn của vắc-xin và không có tác dụng phụ không mong muốn nào được báo cáo. Nghiên cứu đang được tiếp tục đưa vào giai đoạn 2. Mặc dù cần thêm nhiều năm nghiên cứu trước khi loại vắc-xin này có mặt trên thị trường nhưng đây là dấu hiệu khả quan lớn cho thấy hiệu quả của loại vắc-xin chống Chlymadia này.