Vắc-xin giúp giảm tỷ lệ nhiễm HPV, tổn thương tiền ung thư

12-07-2019 07:14 | Bệnh lây truyền
google news

SKĐS - Chỉ hơn một thập kỷ trước, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã giới thiệu một loại vắc-xin mới nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát một số loại HPV (Human Papilloma virus). Những nhiễm trùng này nếu một người không được điều trị có thể sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hy vọng rằng vắc-xin HPV sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung. Nhưng vẫn còn quá sớm để xác định hiệu quả tiềm năng của nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có thể đo lường tác động của các chương trình tiêm chủng đối với tỷ lệ nhiễm HPV. Họ cũng có thể đo lường mức độ phổ biến của các tổn thương tiền ung thư do virut gây ra trước và sau khi tiêm vắc-xin. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở một số nơi, bao gồm cổ tử cung, miệng, âm đạo, hậu môn và dương vật.

Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 100 chủng HPV khác nhau. Hiện có hơn 40 chủng virut HPV có thể gây bệnh tại bộ phận sinh dục và hậu môn, trong đó có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (đặc biệt là chủng 16 và chủng 18) có thể gây bệnh ung thư từ ung thư cổ tử cung đến hậu môn và các bộ phận sinh dục khác. Các chủng ít nguy hiểm hơn có thể gây ra mụn cóc ở bàn chân (đặc biệt là lòng bàn chân), mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Một số trường hợp, sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh vài tuần đến vài tháng mới mọc mụn.

Vắc-xin hiện tại nhắm vào 2 chủng chịu trách nhiệm cho 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung là HPV-16 và HPV-18 cùng với 5 chủng có nguy cơ cao khác. Một phiên bản vắc-xin cũng bảo vệ chống lại các chủng gây ra 90% trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Các bác sĩ khuyên dùng vắc-xin cho trẻ từ 11 tuổi. Hoặc có thể tiêm ở phụ nữ đến 26 tuổi và ở nam giới đến 21 tuổi, mặc dù một số nam giới có thể được hưởng lợi từ việc nhận vắc-xin đến 26 tuổi.

Vắc-xin giúp giảm tỷ lệ nhiễm HPV, tổn thương tiền ung thưVắc-xin HPV sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư tử cung.

Để xem hiệu quả của các loại vắc-xin này, nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích 65 nghiên cứu từ 14 quốc gia có chương trình tiêm chủng HPV. Trong đó, so sánh tỷ lệ lưu hành trước và sau tiêm chủng của ít nhất 1 trong những trường hợp: nhiễm trùng HPV, mụn cóc anogenital hoặc tổn thương cổ tử cung tiền ung thư. Dữ liệu thu được đến từ 60 triệu người. Qua tiến hành phân tích để tìm ra tác động tiềm tàng của vắc-xin trong 4 năm và 5 năm sau khi tiêm vắc-xin. Họ đã mở rộng khung thời gian này lên 9 năm khi nghiên cứu ảnh hưởng đến các tổn thương. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 50% và các quốc gia có phạm vi tiêm chủng thấp hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đối với các cô gái ở độ tuổi 13-19, nhiễm trùng HPV đã giảm 83%. Ở phụ nữ trong độ tuổi 20-24, mức giảm này là 66%.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy một mô hình tương tự cho cả mụn cóc anogenital và tổn thương cổ tử cung tiền ung thư. Trước đây, phân tích cho thấy giảm 67% ở các cô gái trong độ tuổi 15-19 và 54% ở phụ nữ trong độ tuổi 20. Cũng có một lợi ích cho nam giới. Các trường hợp mụn cóc anogenital ở các bé trai từ 15 - 19 tuổi giảm 48% và nam giới từ 20 - 24 tuổi giảm 32%.

Những sự giảm này là dấu hiệu cho thấy tiêm chủng là cách có thể tiến tới loại bỏ ung thư cổ tử cung là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được lưu tâm.


THANH LAN
Ý kiến của bạn