Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 đã bùng phát trở thành đại dịch vào tháng 3 năm 2020, SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn cầu. Đại dịch đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi ngóc ngách của cuộc sống, khiến các nền kinh tế toàn cầu đình trệ, thay đổi cách chúng ta làm việc và tương tác với những người thân yêu và đẩy hệ thống chăm sóc sức khỏe đến mức quá tải trầm trọng. Các chính phủ trên khắp thế giới đã buộc phải thực hiện các lệnh hạn chế khắc nghiệt đối với hoạt động của con người để hạn chế sự lây lan của virus.
Các nhà khoa học tin rằng khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ không đủ để khôi phục xã hội về trạng thái bình thường và nó sẽ dẫn đến số lượng tử vong tăng lên cực kỳ nghiêm trọng. Đây là điều đã được nhiều tổ chức y tế bao gồm cả WHO cảnh báo. Trong một kịch bản không có vắc-xin, các biện pháp nghiêm ngặt như đóng cửa có thể phải được duy trì trong tương lai gần.
May mắn thay, đầu năm 2021 đã chứng kiến nhiều loại vắc-xin được phê duyệt khẩn cấp và bắt đầu triển khai ở các quốc gia trên thế giới. Tính đến tháng 3 năm 2021, có 300 triệu liều vắc-xin đã được sử dụng trên toàn thế giới. Các số liệu cho thấy hy vọng về sự trở lại “bình thường mới'”. Tuy nhiên, tiêm chủng COVID-19 toàn cầu đang phải đối mặt với một số thách thức có thể ảnh hưởng đến sự thành công của nó.
Hiệu quả của vắc-xin COVID-19
Hiện tại, tổng cộng 7 loại vắc-xin COVID-19 có sẵn trên 3 nền tảng đã được phê duyệt và đang được triển khai trên toàn cầu. Tuy nhiên, một số người đặt câu hỏi về hiệu quả của các loại vắc-xin này, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của các chủng virus mới. Vắc-xin phải có hiệu quả trong việc giảm đáng kể sự lây lan của virus thì mới có thể thành công.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng vắc-xin AstraZeneca có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng, hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn bệnh nặng và nhập viện; có hiệu quả trên mọi lứa tuổi, kể cả người lớn tuổi. Còn vắc-xin Pfizer dựa trên Moderna và mRNA có hiệu quả từ 94-95% và những con số này đã được chứng minh là đúng ngay cả trong các thử nghiệm nghiên cứu những người có nguy cơ cao và người cao tuổi.
Hiệu quả 95% thực sự có nghĩa là những người được chủng ngừa có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn 95% so với nhóm đối chứng. Nếu không có vắc-xin, dự đoán khoảng 1% dân số sẽ mắc bệnh và với vắc-xin, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,05%. Với tỷ lệ thấp như vậy, vắc-xin sẽ cho phép xã hội trở lại “bình thường” và các hạn chế sẽ được nới lỏng vĩnh viễn.
Biến chủng của SARS -CoV -2 và những mối lo ngại
Trong khi các loại vắc-xin hiện tại đã được chứng minh là có hiệu quả cao đối với SARS-CoV-2, dữ liệu gần đây cho thấy sự xuất hiện của một số chủng đột biến. Hiện vẫn chưa rõ liệu các loại vắc-xin hiện tại có bảo vệ được các biến thể này hay không.
Gần đây, WHO tuyên bố rằng hiện tại ít nhất có một số biện pháp bảo vệ chống lại các biến thể mới. Họ cũng nhấn mạnh rằng dữ liệu đang được thu thập và phân tích về các biến thể mới, và khi kiến thức về loại virus này ngày càng phát triển, khả năng các nhà nghiên cứu sẽ sửa đổi các vắc-xin đã được phê duyệt để có hiệu quả hơn chống lại các biến thể mới nổi.
Điều quan trọng cần đạt được là khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua việc tiêm chủng trên toàn cầu để ngăn chặn SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến, trở nên kháng nhiều hơn với các loại vắc-xin hiện tại và gây ra nhiều làn sóng tồi tệ hơn.
Sản xuất, khả năng chi trả và phân bổ vắc-xin COVID-19
Một thách thức ngày càng được thảo luận nhiều hơn là ngăn chặn sự chênh lệch trong tiếp cận tiêm chủng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ở các cộng đồng nghèo hơn có nguy cơ ít được tiếp cận hơn. Để vắc-xin phát huy hết khả năng thì tốt nhất, những người có nguy cơ cao nên được chủng ngừa trước với các nhóm ít bị tổn thương hơn sẽ được chủng ngừa sau cùng.
Thế giới cần nhiều liều vắc-xin COVID-19 hơn bao giờ hết. Do đó, điều này đòi hỏi những nỗ lực sản xuất để đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Mặc dù bản thân vắc-xin có hiệu quả, tác động của nó sẽ bị tổn hại nếu không thể sản xuất đủ liều lượng kịp thời.
Dư luận tiêu cực đang là rào cản lớn
Một rào cản tiềm tàng lớn đối với sự thành công của tiêm chủng COVID-19 là những dư luận tiêu cực về việc tiêm chủng. Nếu một phần đáng kể dân số từ chối vắc-xin, điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến hiệu quả tiềm năng của vắc-xin trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19.
Thách thức này có thể được khắc phục bằng cách chúng ta phải thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm chủng COVID-19 cùng với sự phổ biến kiến thức giúp người tiêm chủng nắm rõ các tác dụng phụ tiềm ẩn có thể xảy ra. Đồng thời xây dựng niềm tin vào quyết định tiêm chủng, nếu không có điều này, thế giới sẽ không thể vượt qua đại dịch và trở lại cuộc sống “bình thường mới”.