Bên lề hội nghị tổng kết dự án Sáng kiến Chính sách Y tế Việt Nam (USAID/HPI) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ông Joakim Parker, Giám đốc USAID đã chia sẻ với phóng viên báo Sức khoẻ & Đời sống xung quanh hợp tác phòng chống HIV/AIDS Việt Nam- Hoa Kỳ.
PV: Ông đánh giá thế nào về kết quả của dự án Sáng kiến Chính sách Y tế (HPI)?
Ông Joakim Parker: Kể từ năm 1990, USAID đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS thông qua Quỹ khẩn cấp PEPFAR.
PV: Ông nhận định thế nào về chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam 2020 và tầm nhìn 2030?
Ông Joakim Parker: Chính phủ Việt Nam cùng các đối tác và các nhà tài trợ đang chung tay phòng chống HIV/AIDS. Theo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) 2015, chính phủ Việt Nam nên cung cấp cho Bộ Y tế thêm nguồn lực để đảm bảo đủ năng lực ứng phó với HIV/AIDS. Chúng tôi cùng với các cơ quan quốc tế khác cũng tham gia vào chiến lược này cũng như đóng góp ý kiến cho lộ trình thực hiện.
PV: Trong 5 năm tới, USAID có kế hoạch trợ giúp gì cho Việt Nam trong phòng chống HIV/AIDS hay không?
Ông Joakim Parker: HPI sắp kết thúc nhưng hỗ trợ của USAID cho phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam thì chưa kết thúc mà vẫn tiếp tục. Tôi cũng hy vọng chúng ta có thể nối tiếp những gì HPI có thể làm trong tương lai.
PV: Ông có thể chia sẻ về kinh nghiệm giúp người nhiễm HIV/AIDS được hưởng quyền công dân tại Hoa Kỳ?
Ông Joakim Parker: Kể từ những năm 1980, ở Hoa Kỳ, chính phủ đã nỗ lực nhằm làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. Các chiến dịch hỗ trợ quyền pháp lý hướng tới các nhóm nguy cơ cao nhằm đảm bảo họ tiếp cận với các dịch vụ điều trị. Đó cũng là một hành trình dài để góp phần giảm kỳ thị đối với người có H. Sáng kiến Chính sách Y tế (HPI) thể hiện nỗ lực điển hình được nhân mô hình ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Những chia sẻ của người nhiễm HIV cũng như tình nguyện viên rất có sức thuyết phục. Một trong những điều tốt nhất để làm là truyền cảm hứng để họ bày tỏ cách họ được giúp đỡ thế nào và giúp đỡ người khác ra sao. Tại Mỹ, chúng tôi cũng có văn hoá hướng dẫn cộng đồng chia sẻ các câu chuyện trong các cuộc vận động. Một số người chia sẻ họ đã vượt qua rào cản kỳ thị và trân trọng vì được giúp đỡ. Kiến thức là cách tốt nhất để bảo vệ những người có H. Thật tuyệt nếu ở Mỹ cũng như các quốc gia khác có cơ sở dữ liệu, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân không chỉ HIV/AIDS lây nhiễm thế nào, làm thế nào để không bị lây, mà rộng hơn còn là vận động để mọi người thực hiện đảm bảo quyền hợp pháp của người nhiễm HIV và góp phần làm giảm lây lan HIV trong cộng đồng.
Dự án Sáng kiến chính sách Y tế Việt Nam/USAID (USAID/HPI) là dự án được triển khai trong 5 năm (2008-2013) với tổng kinh phí tài trợ là 10 triệu USD từ Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR). Dự án hỗ trợ chính phủ, xã hội dân sự và các bên liên quan khác trong việc thúc đẩy xây dựng luật pháp, chính sách, kế hoạch và chương trình dựa trên bằng chứng và thực hành tốt nhất về dự phòng, chăm sóc, điều trị và giảm tác động của HIV/AIDS. USAID hỗ trợ các hoạt động can thiệp toàn diện để dự phòng lây truyền HIV trong các nhóm dân cư có nguy cơ cao. Các hoạt động chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế và tại nhà giúp kéo dài cuộc sống, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người nhiễm và chịu ảnh hưởng bởi HIV, bao gồm cả các trẻ em mồ côi và bị tổn thương. Dựa trên tình hình dịch và phối hợp với Chính phủ Việt Nam, các nỗ lực về phòng chống HIV/AIDS của USAID hiện nay đang có mặt ở 9 tỉnh gồm: Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, An Giang, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Trong năm 2012, viện trợ của USAID trị giá 38 triệu USD trong tổng số ngân sách 69 triệu USD của PEPFAR tại Việt Nam. Các đối tác chính của USAID gồm Abt Associates, Chemonics, tổ chức Sức khỏe Gia đình quốc tế (FHI 360), KNCV, Khoa học Quản lý Y tế (MSH), PATH, Dịch vụ Dân số quốc tế (PSI), Research Triangle Institute, Chương trình Phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV (UNAIDS), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Văn phòng Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC). Đặc biệt, mô hình chăm sóc tại cộng đồng qua các hội phụ nữ tại quận, huyện giúp bạn tình của những người nhiễm HIV không bị dương tính với HIV do Quỹ Toàn cầu thực hiện đã được nhân rộng tại 10 tỉnh của Việt Nam. |
Bích Vân (thực hiện)