Up Dental: Bác sĩ giải đáp thắc mắc có nên niềng răng không?

19-06-2020 16:18 | Khỏe - Đẹp
google news

SKĐS - Những trường hợp nào nên niềng răng? Trên 30 tuổi niềng răng có hiệu quả không? Bà bầu có thể đeo niềng được không? những vấn đề xoay quanh thắc mắc “có nên niềng răng không” sẽ được bác sĩ chuyên sâu về niềng răng tại nha khoa Up Dental giải đáp.

Có nên niềng răng hay không?

Với thắc mắc “có nên niềng răng không”, bác sĩ chuyên sâu về niềng răng tại nha khoa Up Dental giải đáp cho các bạn như sau:

Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài, thun hoặc sử dụng khay niềng trong suốt... để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Bằng việc tác dụng lực có tính toán, các răng sẽ di chuyển từ từ về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng có thể giúp khắc phục tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc, đảm bảo đúng khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ.

Điều đặc biệt, phương pháp này hạn chế những xâm lấn đối với răng và xương hàm. Răng di chuyển và xếp đều nhờ lực nắn chỉnh từ từ của dây cung, khí cụ, không cần phải trải qua dao kéo hay can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật.

Thông thường, một ca niềng răng sẽ kéo dài khoảng 1 - 3 năm, tùy vào từng tình trạng răng và độ tuổi mà bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp với mỗi người. Đối với trẻ em khi niềng răng không những tác động đến răng mà còn tác động được đến cả xương hàm. Vì răng và xương hàm của bé còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa cứng chắc nên niềng răng sẽ đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế nguy cơ phẫu thuật hàm khi trưởng thành.

Những vấn đề về sức khỏe răng miệng và toàn thân do hàm răng không đều gây ra:

Hiểm họa về sức khỏe dạ dày: Hàm răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc là những dạng sai khớp cắn có thể làm cho chức năng nhai bị kém đi, thức ăn không được xay nhuyễn đã được đưa vào bộ phận tiêu hóa dẫn tới tình trạng dạ dày làm việc quá mức, dễ gây tình trạng viêm nhiễm dạ dày, rối loạn tiêu hóa...

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm chuẩn: Hàm răng đóng vai trò là một phận quan trọng trong việc phát âm. Hàm răng kết hợp với môi, lưỡi giúp phát âm tròn vành, rõ chữ hơn. Trường hợp răng bị hô, móm, lệch lạc, thưa sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm, đặc biệt là các âm “ph, s, v, f…” trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Khó vệ sinh răng miệng, gây các bệnh lý về răng: Một hàm răng không đều sẽ gây nhiều cản trợ cho việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Hệ quả của điều này là hàng loạt các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu…

Ít thẩm mỹ, thiếu tự tin: Khoảng 80% những trường hợp người niềng răng tìm đến các nha khoa để tư vấn với lý do thẩm mỹ. Mong muốn hàm răng đều hơn, đẹp hơn, tự tin cười nói, chụp ảnh là lý do vô cùng chính đáng. Bạn sẽ không thể tin tin đứng trước đám đông hay đối tác khách hàng để nói chuyện, giao lưu, thuyết trình. Bạn không thể nở nụ cười tự tin, khoe góc nghiêng thần thánh với khuôn miệng bị hô, móm và hàm răng lệch lạc, khấp khểnh...

Như vậy có thể thấy, hàm răng chi phối vô cùng lớn đối với sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân cũng như chính cuộc sống và công việc của bạn. Quyết định có nên niềng răng hay không đã không còn giới hạn ở khuôn khổ thẩm mỹ nữa mà còn rộng ra cả về vấn đề sức khỏe chung. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi đưa ra quyết định có nên niềng răng không.

Những trường hợp nên niềng răng càng sớm càng tốt

Sự cần thiết của việc niềng răng thì ai cũng biết, nhưng bạn còn băn khoăn: “Không biết tình trạng răng của mình có cần phải niềng hay không?”. Các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng gợi ý một số trường hợp cần phải niềng răng như sau:

Răng hô (hay còn được gọi là răng vẩu): Trong nha khoa, răng vẩu được mô tả là tình trạng các răng hàm trên chìa ra phía trước nhiều so với bình thường. Đây là một trong những dạng sai khớp cắn (khớp cắn sâu), ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ.

Răng móm: Trong nha khoa, răng móm là dạng khớp cắn ngược với cung răng hàm dưới phủ ngoài cung răng hàm trên. Người bị răng móm dễ xảy ra tình trạng gương mặt nhìn nghiêng như gãy khúc ở phần mặt dưới ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Răng thưa: Là tình trạng các răng mọc cách xa nhau trên cung hàm, kẽ hở răng lớn, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai, ít thẩm mỹ khi cười nói và giao tiếp.

Răng lệch lạc: Là tình trạng các răng mọc chen chúc, nghiêng, xoay, lệch ra ngoài hoặc lệch vào trong gây ra tình trạng khớp cắn hở, khớp cắn đối đầu, khớp cắn chéo, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười và chức năng ăn nhai.

Những ai rơi vào một trong bốn trường hợp trên được khuyến khích nên niềng răng càng sớm càng tốt. Niềng răng sớm không chỉ giúp bạn có một hàm răng đều và cân đối hơn, còn đảm bảo các vấn đề về chức năng ăn nhai, thẩm mỹ khi cười nói nữa.

Bà bầu có thể niềng răng không?

Các bà bầu có thời gian nghỉ dưỡng thai và chăm bé sơ sinh khá dài, không ít trường hợp các chị bầu muốn tranh thủ thời gian nghỉ thai sản để niềng răng. Tuy nhiên, nhiều chị em cũng lo lắng không biết bà bầu có thể niềng răng không hoặc đang niềng răng mà mang thai có ảnh hưởng gì không?

Các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng nha khoa Up Dental giải đáp thắc mắc cho chị em bầu như sau: Niềng răng và mang thai là hai vấn đề khác nhau, trong thời gian niềng răng, chị em phụ nữ vẫn có thể mang thai. Nguyên lý hoạt động của niềng răng là: Răng được di chuyển từ từ và không bị xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chính vì thế, về nguyên tắc, niềng răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, quá trình niềng răng thường kéo dài ít nhất 1 năm, trong thời gian này bạn phải thường xuyên đến phòng khám nha khoa để tái khám và điều chỉnh lực siết của dây cung, việc không quen ăn uống khi mới gắn mắc cài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là khoảng thời gian nhạy cảm, chị em phụ nữ phải đặc biệt lưu ý để có thể niềng răng an toàn.

Giai đoạn 3 tháng đầu niềng răng, Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định nhổ răng, chụp X-Quang, giảm lực siết răng khi thai phụ có biểu hiện ốm nghén… hoặc giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ có thể tháo tạm mắc cài và cho bạn đeo hàm duy trì để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé. Chính vì thế nếu có ý định niềng răng khi mang thai, bạn nên cân nhắc vì quá trình niềng răng có thể gián đoạn và không đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

Trên 30 tuổi có nên niềng răng không?

Trên thực tế, hoàn toàn không có giới hạn về độ tuổi người niềng răng, miễn sao người niềng có cấu trúc xương hàm - răng tốt và cứng chắc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về chỉnh nha thì niềng răng trên 30 tuổi sẽ mang lại hiệu quả ít và thời gian điều trị có thể kéo dài hơn khi còn trẻ. Mặc dù thời gian niềng có thể lâu hơn các trường hợp khác nhưng niềng răng ở độ tuổi 30 vẫn có thể tiến hành và mang đến những kết quả nhất định. Bạn sẽ có cơ hội sở hữu hàm răng đều, đẹp, nụ cười tự tin khi đeo niềng ở tuổi 30 nếu chọn đúng nha khoa niềng răng uy tín, bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm về điều trị niềng răng.

Trẻ em có nên niềng răng không?

Niềng răng cho trẻ em không những tác động đến răng mà còn tác động được đến cả xương hàm. Răng và xương hàm của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa cứng chắc nên sẽ dễ dàng nắn chỉnh theo lực di chuyển của niềng răng. Vậy nên niềng răng trẻ em là điều cần thiết để đạt được kết quả tốt và nhanh nhất.

Theo các bác sĩ chuyên sâu thì niềng răng cho trẻ có thể tiến hành khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Trong một số trường hợp, niềng răng cho trẻ sớm có thể can thiệp được những sai lệch về xương hàm, hạn chế những nguy cơ phẫu thuật hàm hô, móm hoặc giảm bớt mức độ khó khi niềng răng khi trưởng thành.

Trẻ trong độ tuổi 6 - 12 tuổi được xem là giai đoạn vàng để niềng răng. Bởi vì trong giai đoạn này khi trẻ bắt đầu thay răng cửa, nếu nhận thấy xu hướng mọc nhô ra trước hoặc bị đẩy vào trong thì bác sĩ sẽ tiến hành niềng để chỉnh những chiếc răng cửa. Theo các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng thì việc chỉnh nha vào thời điểm này sẽ có hiệu quả cao, giúp khớp cắn trở nên hoàn hảo và cung hàm phát triển cân đối hơn.

Ngoài ra niềng răng sớm cho trẻ em còn hạn chế được nguy cơ nhổ răng như người trưởng thành. Lúc này, bác sĩ sẽ nắn chỉnh răng theo sự phát triển răng miệng và cung hàm của trẻ chứ không chỉ phụ thuộc vào khoảng trống trên hàm như đối với người lớn.

04 tiêu chí giúp bạn dễ dàng chọn nha khoa niềng răng uy tín:

1. Được cấp phép hoạt động

2. Có nhiều khách hàng review tốt.

3. Có nhiều ca niềng răng thành công.

4. Chuyên sâu về 1 dịch vụ niềng răng.

Up Dental - Nha khoa chuyên niềng răng

Địa chỉ: Số 2 đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0981.805.250 – 0902.657.078

Website: https://updental.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/

Cộng đồng niềng răng:

https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/


Ý kiến của bạn