Tăng huyết áp - "kẻ giết người thầm lặng", là một trong những bệnh mạn tính phổ biến ở nước ta, có liên quan mật thiết đến bệnh mạch máu não.
Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần thực hiện các biện pháp tích cực như dùng thuốc, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục vừa phải và duy trì thói quen sinh hoạt tốt…
1. Mối liên quan giữa trà xanh và bệnh tăng huyết áp
Trà xanh là thức uống giàu polyphenol, caffeine và các chất khác, có tác dụng giải khát, chống oxy hóa, kháng khuẩn...
Tuy nhiên, đối với người bệnh tăng huyết áp, chất caffeine trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng nhịp tim và huyết áp.
Ngoài ra, chất polyphenol trong trà xanh cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, magie của cơ thể. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định.
2. Những cấm kỵ khi uống trà đối với người tăng huyết áp
Không uống trà đặc: Chất caffeine trong trà đặc có thể tạm thời kích thích hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn não, bồn chồn, mất ngủ, từ đó làm tăng huyết áp. Uống trà xanh vào buổi chiều hoặc buổi tối dễ gây mất ngủ, từ đó có thể gây mệt mỏi và làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp.
Đừng uống quá nhiều: Một lượng lớn chất caffeine đi vào mạch máu sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, cộng với tác dụng kích thích của caffeine, nhịp tim sẽ tăng lên và áp lực máu cũng tăng lên.
Người già mắc bệnh về tiêu hóa, dạ dày cần đặc biệt lưu ý.
Không uống thuốc cùng với trà: Các chất trong trà có thể tương tác với nhiều loại thuốc, cũng như các loại thuốc bổ sung máu có chứa sắt, chế phẩm enzyme, thuốc chứa protein… Uống trà với thuốc dễ gây phản ứng cho cơ thể.
Không uống trà qua đêm: Nếu để trà quá lâu sau khi pha, trà sẽ bị hư hỏng do quá trình oxy hóa và sinh sản của vi sinh vật, uống vào sẽ gây tổn hại cho cơ thể.
3. Để ổn định huyết áp người bệnh nên tránh ba thứ này
Đồ uống có đường: Đồ uống có đường là đồ uống được thêm vào một lượng lớn đường và các chất phụ gia như đồ uống có ga, nước trái cây, v.v. Hàm lượng đường và calo trong những đồ uống này cao và tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như béo phì và đái tháo đường.
Ngoài ra, chất phụ gia trong đồ uống có đường cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và ổn định huyết áp. Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp nên cố gắng tránh uống đồ uống có đường.
Đồ uống có cồn: Hàm lượng cồn trong đồ uống có cồn kích thích mạch máu giãn nở, khiến huyết áp giảm xuống. Tuy nhiên, uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể làm hỏng thành mạch máu và làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch. Ngoài ra, rượu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ huyết áp nên người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế hoặc tránh uống rượu.
Cà phê: Cũng là những đồ uống có chứa chất kích thích như caffeine. Những đồ uống này có thể gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương, gây ra các vấn đề như tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp nên uống điều độ.
4. Những cách để ổn định huyết áp
Ăn uống đúng cách: Bệnh nhân tăng huyết áp nên duy trì chế độ ăn ít muối, ít béo, ít đường và ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm khác giàu chất xơ và chất dinh dưỡng.
Đồng thời, tiêu thụ lượng protein chất lượng cao thích hợp như cá, thịt nạc… Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường như đồ chiên, món tráng miệng, v.v.
Tập thể dục vừa phải: Có thể giúp bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát cân nặng và hạ huyết áp. Nên tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, v.v
Duy trì thói quen sinh hoạt tốt: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp ổn định huyết áp. Khuyến cáo bệnh nhân tăng huyết áp nên ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.
Ngoài ra, giữ tâm trạng vui vẻ và tham gia các hoạt động thư giãn phù hợp cũng có thể giúp ổn định huyết áp.
Uống thuốc đúng giờ: Người bị tăng huyết áp cần uống thuốc đúng giờ để kiểm soát huyết áp. Các bác sĩ kê đơn chỉ định dùng thuốc phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, đồng thời điều chỉnh và theo dõi thường xuyên.
Bệnh nhân nên làm theo lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và chú ý đến những thay đổi về tình trạng thể chất.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Trà xanh tốt cho sức khỏe, dùng thế nào cho đúng?