Thuốc tránh thai đường uống là biện pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Có hai loại thuốc tránh thai - thuốc kết hợp (chứa cả estrogen và progesterone) và thuốc chỉ chứa progesterone. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thuốc khác, thuốc tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng.
Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng thuốc ngừa thai bằng đường uống và cách khắc phục.
1. Khô âm đạo
Khô âm đạo có thể xảy ra khi đang dùng các biện pháp tránh thai đường uống, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. Nguyên nhân là do thành phần hormone trong thuốc tránh thai cao nên khiến cơ thể bị đột ngột mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tình trạng khô âm đạo.
Tuy nhiên có thể khắc phục tác dụng phụ này một các dễ dàng bằng cách giảm liều lượng hoặc thay đổi thuốc tránh thai khác hoặc sử dụng các chất bôi trơn để giảm khó chịu, không ảnh hưởng đến "cuộc yêu".
Nhiều người dùng thuốc tránh thai kéo dài thường bị giảm ham muốn quan hệ tình dục/giảm hưng phấn khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do dùng thuốc tránh thai kéo dài làm ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời ức chế nội tiết xuống mức thấp, và làm gia tăng nguy cơ giảm ham muốn tình dục.
Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác như vòng tránh thai hoặc bao cao su.
3. Chảy máu giữa kỳ kinh
Việc kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể làm giảm thời gian kinh nguyệt, đặc biệt đối với những người có kinh nguyệt nhiều hoặc đau đớn mỗi kỳ kinh. Nhưng những thuốc tránh thai chỉ chứa progestin cũng có thể gây chảy máu giữa kỳ kinh.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 40% những người dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone bị chảy máu đột ngột, trong khi đó chỉ có 10% những người dùng thuốc tránh thai kết hợp bị chảy máu.
Có thể làm giảm nguy cơ chảy máu giữa kỳ kinh bằng cách sử dụng thuốc tránh thai kết hợp cả progesterone và estrogen.
4. Đau ngực
Đau ngực cũng là một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc tránh thai. Nguyên nhân là do việc thay đổi hormone đột ngột khiến kích thước ngực tăng và gây ra tình trạng căng tức, cương đau, nhạy cảm khi đụng chạm. Loại thuốc có hàm lượng hormone càng cao thì nguy cơ căng tức ngực càng nhiều.
Để giảm thiểu nguy cơ này, nên chọn một loại thuốc tránh thai khác có chứa hàm lượng hormone thấp hoặc phương thức tránh thai không chứa nội tiết tố.
5. Cục máu đông
Cục máu đông là một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng của thuốc tránh thai kết hợp.
Có thể lựa chọn loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone để tránh nguy cơ này, đặc biệt là những người có tiền sử đông máu hoặc các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, chứng đau nửa đầu, bệnh lupus...
6. Nhiễm nấm candida do thuốc tránh thai
Nhiễm nấm candida là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai. Nguyên nhân gây ra có thể liên quan đến việc hormone trong viên thuốc làm thay đổi nồng độ estrogen trong âm đạo, làm thay đổi độ pH trong hệ vi sinh vật âm đạo, do đó thúc đẩy sự phát triển của nấm candida.
Để tránh tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ kê đơn thay thế loại thuốc tránh thai có chứa hàm lượng hormone thấp hơn hoặc chuyển sang loại thuốc khác. Điều trị nhiễm nấm candida bằng các thuốc chống nấm đường uống hoặc đặt âm đạo.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Cách dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.