Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc cũng là một vị thuốc nam quý, có giá trị lớn trong phòng và chữa bệnh đối với sức khỏe. Lá tía tô đã được người dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới sử dụng như một phương pháp tự nhiên để chữa bệnh không cần dùng thuốc.
1. Công dụng của nước lá tía tô
- Thúc đẩy tuần hoàn và trao đổi chất: Uống nước lá tía tô thường xuyên có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của khí, huyết, điều hòa công năng tạng phủ trong cơ thể; làm tăng nhu cầu trao đổi nước nội môi của tế bào, cải thiện chu trình trao đổi chất, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất căn bã trong cơ thể ra ngoài.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Uống nước lá tía tô hoặc ăn sống đúng cách có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Chất xơ có trong tía tô cũng rất phong phú nên rất thích hợp với những người hay bị khó tiêu hoặc chức năng tiêu hóa yếu. Ăn tía tô vào các ngày trong tuần còn có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón.
- Bổ sung chất dinh dưỡng: Lá tía tô rất giàu vitamin, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng… có tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong tía tô có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.
- Tác dụng thanh nhiệt: Lá tía tô có tác dụng giải phong hàn (chữa các bệnh cảm mạo), rét nóng trong người, ho, chữa ngực sườn đầy tức, đầy bụng, đị lỏng, đau nhức đầu, đau mẩy mẩy…
2. Nên uống nước lá tía tô vào thời điểm nào là tốt nhất?
Các thời điểm nên uống nước lá tía tô:
- Trước 2 bữa chính khoảng 10-20 phút.
- Uống trước bữa ăn sáng 15-30 phút.
- Uống trước khi đi ngủ 60 phút.
Đây là các thời điểm cơ thể con người hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất tốt nhất có trong lá tía tô; giúp tiêu mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da, ngủ ngon và chống lão hóa da.
Liều lượng uống: Lấy 10-20g lá tía tô tươi, cho vào 1 ly nước khoảng 100 ml, đun sôi. Người lớn chỉ nên dùng tối đa 2 đến 3 ly nước lá tía tô/ngày, chia nhỏ từng lần uống.
Những điều chú ý khi uống lá tía tô
- Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút, vì sẽ bay mất các dinh dưỡng trong lá.
- Không uống lá tía tô thay nước uống hàng ngày.
- Không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài (lạm dụng nước lá tía tô), vì có tác dụng phụ như gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
3. Ai không nên dùng nước lá tía tô
- Phụ nữ mang thai: Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.
- Người đang bị cảm nóng, sốt: Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay, tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể ra thêm nhiều mồ hôi, bức bối, khó chịu.
- Người bị dị ứng với tía tô: Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô không nên dùng. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn nên uống thử một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất độc hại để giữ an toàn cho sức khỏe.
Cần lưu ý:
- Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
- Có thể dùng lá tía tô khô hay bột lá tía tô dùng thay thế cho lá tía tô tươi, tuy nhiên phải theo hướng dẫn của các lương y, bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng.