Hoa hòe còn có tên gọi là Hoa mễ, Hòe hoa mễ. Ở Trung Quốc gọi là cây Học giả, Nhật Bản gọi là Cây chùa. Có tên khoa học Sophora japonica L, thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, người dân sử dụng hoa để làm nước uống thanh nhiệt giải khát hàng ngày.
Theo y học cổ truyền hoa hòe có vị đắng tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa đi vào 2 kinh can và đại tràng, quả đi vào kinh can. Hoa có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Quả hòe tính chất gần như hoa nhưng có thể gây xảy thai, vì vậy phụ nữ đang mang thai thì không được dùng quả hòe.
Công dụng của hoa hòe
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu và đã chiết xuất chất từ cây hoa hòe bôi để điều trị một số tình trạng bệnh về da, bao gồm viêm da cơ đĩa như bệnh vẩy nến và bệnh chàm, hoặc được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng bổ sung để giải quyết một loạt các vấn đề về sức khỏe khác nhau.
Chống viêm: Trong hoa hòe có chứa một số hợp chất thực vật chống viêm, bao gồm rutin, quercetin và kaempferol. Tất cả các flavonoid này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm quá trình sản xuất các cytokine gây viêm của cơ thể, loại chất sau có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính và đẩy nhanh quá trình khởi phát các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Tim mạch: Các chất flavonoid có trong hoa hòe cũng có tác dụng cho sức khỏe tim mạch. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ức chế sự hình thành cục máu đông, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Tăng hệ thống miễn dịch: Các chất polysaccharide có trong cây có thể làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, kích thích chức năng của hệ thống miễn dịch và cải thiện khả năng miễn dịch đối với một loạt mầm bệnh và bệnh tật.
Đái tháo đường: Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong hoa hòe có chất S. japonica có hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu type 2. Các flavonoid của cây đã được chứng minh là hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin – hai chức năng chính trong việc bình thường hóa chức năng trao đổi chất ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Tăng cường trí nhớ: Trong hoa hòe có nhiều hợp chất giúp cho trí não hoạt động tốt, bao gồm quercetin, có tác dụng chống viêm và bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, giúp giảm tổn thương do viêm mãn tính và stress oxy hóa để thúc đẩy cải thiện trí nhớ, hiệu suất nhận thức và khả năng học tập.
Bảo vệ da: Hoa hòe có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng bệnh về da và tăng cường sức khỏe làn da tốt hơn. Các flavonoid và chất phytochemical trong S. japonica hỗ trợ thúc đẩy sản xuất collagen để tăng cường độ đàn hồi của da, cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành vết thương, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím và các chất ô nhiễm môi trường.
Giãm mỡ trong máu: Trong y học cổ truyền thì hoa hoe có tác dụng phòng ngừa các bệnh về xơ vữa động mạch, giúp làm giảm Cholesterol trong máu.
Cầm chảy máu: Người dân xưa đã dùng hoa hòe sao cháy đen để cầm máu của các vết thương và rất hiệu quả, cầm máu nhanh và nhanh liên da.
Điều trị xuất huyết: Trong hoa hòe có chất Rutin, có tác dụng ngăn chẵn chảy máu bất thường như chảy máu cam, trĩ ra máu, tiểu tiện và đại tiện ra máu.
Bệnh trĩ: Trong hoa hòe có hai chất đó là Troxerutin và oxymatrine những chất này giúp giảm viêm và sưng tấy ở các mao mạch, từ đó cả thiện và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Vậy uống hoa hòe hàng ngày có tốt hay không, có thể khẳng định với những công dụng nói trên thì uống nước hoa hòe tốt cho cơ thể. Còn câu hỏi uống nước hoa hòe hàng ngày (uống nhiều) cho đến nay, chưa có nghiên cứu chứng minh nào chỉ ra các tác dụng phụ liên quan đến hoa hòe. Tuy nhiên, trên thực tế thì bất kỳ loại nào kể cả thảo dược tốt như nhân sâm, đông trùng hạ thảo… đều phải sử dụng đúng liều lượng mới đảm bảo sức khoẻ, dùng quá nhiều đều không tốt. Việc sử dụng quá nhiều với liều lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Tốt nhất khi sử dụng các loại thảo dược nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y có chuyên môn để được tư vấn tốt hơn.