Khi kết hợp nước chanh vào thói quen hàng ngày, tùy từng trường hợp, cần lưu ý đến thời điểm uống, để phát huy lợi ích của nước chanh và hạn chế/phòng tránh bất lợi với sức khỏe của loại nước uống này.
1. Nên uống nước chanh trước hay sau bữa ăn?
Tùy vào tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân có thể uống nước chanh trước hay sau khi ăn.
1.1 Muốn kiểm soát sự thèm ăn, nên uống nước chanh trước bữa ăn
Uống nước chanh trước bữa ăn có thể đặc biệt có lợi đối với những người muốn hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cảm giác thèm ăn.
Tính axit của nước chanh sẽ kích thích sản xuất dịch tiêu hóa và mật, giúp chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước chanh có thể giúp điều hòa cơn đói, khiến bạn cảm thấy no hơn và giảm lượng calo nạp vào trong bữa ăn.
1.2. Nếu có vấn đề về tiêu hóa, nên uống nước chanh sau bữa ăn
Uống nước chanh sau bữa ăn sẽ có lợi cho những người có vấn đề về tiêu hóa, giúp hỗ trợ phân hủy thức ăn và làm giảm bất kỳ tình trạng đầy hơi hoặc khó chịu nào sau bữa ăn.
Nếu bạn đã ăn một bữa ăn thịnh soạn hoặc nhiều chất, nước chanh có thể hoạt động như một thức uống làm dịu, giúp làm sạch vòm miệng. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn dễ bị khó tiêu hoặc ợ nóng...
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lauren O'Connor (Hoa Kỳ), tác giả của cuốn ‘Hướng dẫn chế độ ăn kiềm lành mạnh’, mặc dù nước chanh tự nhiên có độ pH thấp và được coi là có tính axit trước khi tiêu thụ, nhưng sau khi chuyển hóa nó để lại tro kiềm (tính kiềm) trong cơ thể. Theo lý thuyết, ăn thực phẩm kiềm hóa có thể cân bằng độ pH của chúng ta và ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật.
Một số người thấy rằng uống nước chanh khi bụng đói có thể quá chua, dẫn đến khó chịu hoặc ợ nóng, có thể nhấm nháp nước chanh sau bữa ăn.
Uống nước chanh sau bữa ăn cũng có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa, rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Việc hydrat hóa thích hợp giúp duy trì chức năng của tất cả các hệ thống cơ thể, bao gồm cả tiêu hóa, hỗ trợ loại bỏ chất thải hiệu quả.
Nên uống nước chanh ở nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm, vì chất lỏng ấm có thể làm dịu hệ tiêu hóa hơn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
2. Tác dụng phụ tiềm ẩn của nước chanh
Khi kết hợp nước chanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, điều quan trọng là phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định. Do tính axit trước khi tiêu thụ, nước chanh có thể làm mòn men răng theo thời gian, vì vậy, bạn nên uống bằng ống hút và súc miệng bằng nước sau đó để giảm thiểu tổn thương răng.
Tính axit có thể gây kích ứng dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit, vì vậy nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
Nếu bạn đang dùng thuốc, đặc biệt là đối với các tình trạng như huyết áp cao hoặc điều hòa lượng đường trong máu, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo không có tương tác bất lợi nào.
Thời điểm uống nước chanh có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen và lối sống cá nhân. Ví dụ, nếu bạn là người thích bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước, uống nước chanh trước bữa sáng có thể khởi động quá trình trao đổi chất, tăng năng lượng cho cả ngày.
Ngược lại, nếu bạn đang tìm cách thư giãn vào buổi tối hoặc giảm cảm giác thèm ăn vào buổi tối, uống nước chanh sau bữa tối có thể phù hợp hơn (nhưng không nên uống quá muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ).
Bạn có thể uống nước chanh bất kỳ lúc nào trong ngày và lựa chọn phần lớn phụ thuộc vào cách cơ thể bạn phản ứng và phù hợp nhất với thói quen hàng ngày của bạn. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp.
Một số người thấy rằng uống nước chanh khi bụng đói có thể quá chua, dẫn đến khó chịu hoặc ợ nóng, trong trường hợp đó, nhấm nháp nước chanh sau bữa ăn có thể là lựa chọn tốt hơn. Những người khác có thể được hưởng lợi từ sự thúc đẩy vào buổi sáng và hỗ trợ tiêu hóa mà nước chanh cung cấp trước khi ăn.