Uống melatonin trị mất ngủ có gây nghiện?

30-10-2022 08:53 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Nhiều người lo ngại rằng uống melatonin để trị mất ngủ có thể gây nghiện. Tuy nhiên, trên thực tế melatonin không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Cảnh báo rủi ro khi lạm dụng melatonin trị mất ngủ Cảnh báo rủi ro khi lạm dụng melatonin trị mất ngủ

SKĐS - Khi giấc ngủ không đến một cách tự nhiên, một số người đã sử dụng melatonin, một chất hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng melatonin cũng cần thận trọng…

Melatonin có thể giúp hỗ trợ giấc ngủ

Melatonin là một hormone được sản xuất tự nhiên tại tuyến tùng trong não giúp điều hòa chu kỳ thức-ngủ. Đây là một chất bổ sung hỗ trợ giấc ngủ phổ biến, nhưng các chuyên gia lo ngại rằng, những người sử dụng melatonin để giúp ngủ vào ban đêm đang đánh giá quá cao sức mạnh của thuốc này. Tuy nhiên, melatonin hỗ trợ giấc ngủ chứ không phải điều trị mất ngủ.

Melatonin có gây nghiện không?

Mặc dù là một trong những chế phẩm được sử dụng để cải thiện giấc ngủ, nhưng theo nhiều nghiên cứu, melatonin không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi được dùng theo khuyến cáo. Ngoài ra, melatonin cũng không gây nghiện, lệ thuộc như một số thuốc ngủ khác.

Uống melatonin trị mất ngủ có gây nghiện? - Ảnh 2.

Melatonin góp phần dễ ngủ hơn...

Các loại thuốc ngủ có khả năng gây nghiện lớn nhất là các thuốc nhóm benzodiazepine như diazepam, alprazolam và temazepam. Ngoài ra, các thuốc ngủ "z-drug" như zolpidem và zaleplon cũng có khả năng gây nghiện.

Tuy nhiên, melatonin có thể gây ra một số triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn... Cần lưu ý khi sử dụng melatonin cho trẻ. Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ đã cảnh báo cẩn trọng việc dùng melatonin ở trẻ, bởi có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có thể trị mất ngủ không cần thuốc

Mất ngủ khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc không có được giấc ngủ chất lượng. Mất ngủ sẽ không nghiêm trọng nếu không xảy ra thường xuyên. Nhưng nếu mất ngủ từ 3 đêm trở lên một tuần và kéo dài hơn ba tháng thì cần thiết phải sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Ngoài một số tình trạng sức khỏe tâm thần, hầu hết các trường hợp mất ngủ không cần thiết phải uống thuốc để ngủ. Có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục mất ngủ:

- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT-I): Các chuyên gia sẽ xác định và điều chỉnh những suy nghĩ và hành vi làm trầm trọng hơn tình trạng mất ngủ, sau đó sẽ đưa ra các chiến lược đối phó với bệnh hiệu quả hơn.

- Thực hành vệ sinh giấc ngủ:

  • Giới hạn giấc ngủ ban ngày, tuân thủ thời gian thức và ngủ nhất quán;
  • Không có ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ;
  • Giảm caffeine vào đầu giờ chiều, tránh các chất kích thích, thư giãn trước khi ngủ…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11,12 - SKĐS

Tuệ Nhi
(Theo medicalxpress)
Ý kiến của bạn