Uống cả vỏ thuốc

26-04-2013 11:37 | Thông tin dược học
google news

Khi thấy bà Châu bị nôn ra máu, mặt trắng nhợt, gia đình vội vàng đưa bà đi cấp cứu. Lúc đầu bác sĩ chẩn đoán bà bị xuất huyết tiêu hóa, nghi do loét dạ dày - tá tràng. Nhưng sau khi chụp CT, nội soi các bác sĩ đã thấy một dị vật nằm ngay đoạn thực quản và gắp ngay ra một viên thuốc còn nguyên vỏ bao ngoài hình vuông, cả bốn góc đều sắc nhọn.

Khi thấy bà Châu bị nôn ra máu, mặt trắng nhợt, gia đình vội vàng đưa bà đi cấp cứu. Lúc đầu bác sĩ chẩn đoán bà bị xuất huyết tiêu hóa, nghi do loét dạ dày - tá tràng. Nhưng sau khi chụp CT, nội soi các bác sĩ đã thấy một dị vật nằm ngay đoạn thực quản và gắp ngay ra một viên thuốc còn nguyên vỏ bao ngoài hình vuông, cả bốn góc đều sắc nhọn.

Uống cả vỏ thuốc 1
Uống thuốc phải đúng hướng dẫn của thầy thuốc.    Ảnh: M.H

Chả là bà Châu bị viêm họng nên cần phải uống thuốc - do hay quên nên bà đã cắt sẵn từng viên và gói lại. Tối nay đi nằm rồi bà chợt nhớ ra chưa uống. Lần giở gói thuốc trên đầu giường bà lấy ra 1 viên to, 2 viên nhỏ rồi chiêu với nước (bà chẳng nhớ tên thuốc là gì, chỉ nhớ là viên to thì uống mấy viên, viên nhỏ thì uống mấy viên và cứ thế mà uống). Uống xong nằm xuống, bà thấy như có gì mắc ở cổ. Bà uống thêm cốc nước nữa nhưng vẫn không trôi. Và chỉ một lúc sau bà thấy có hiện tượng khó thở và nôn ra máu… Sau khi được cấp cứu, lấy dị vật ra, sức khỏe bà Châu phục hồi, bà tỉnh táo dần. Nói chuyện với bác sĩ, bà mếu máo:

- Rõ khổ, già rồi nên lẩn thẩn thế đấy, lại phải làm phiền các bác sĩ thế này.

- Cũng may, trường hợp của bà đi cấp cứu kịp thời, dị vật mới chỉ gây chảy máu thực quản và nhanh chóng được lấy ra. Bác sĩ cũng cảnh báo: Với dị vật nuốt phải thường rất nguy hiểm, dị vật sắc nhọn như vỏ thuốc này sẽ gây thủng thực quản, tràn dịch phổi, gây ảnh hưởng tới chức năng phổi, điều trị sẽ phức tạp hơn. Khi vướng ở vùng hầu họng dị vật có thể gây chèn ép đường thở, khiến bệnh nhân khó thở và không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Vì thế, nếu không may bị hóc dị vật cần khẩn trương đưa ngay đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Nhân trường hợp của bà Châu, bác sĩ cũng chia sẻ luôn về vấn đề uống thuốc, đặc biệt đối với người cao tuổi cho gia đình bà Châu và mọi người trong phòng bệnh:

- Ở người cao tuổi, do mắc nhiều bệnh cùng một lúc nên người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, kết hợp với sự nhớ nhớ, quên quên khi về già... đã làm tăng nguy cơ tai biến do dùng thuốc ở lứa tuổi này. Người cao tuổi có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng (do trí nhớ giảm) nên việc dùng thuốc cần có y tá (ở bệnh viện) hoặc người nhà (khi ở nhà) trực tiếp hướng dẫn dùng thuốc, dù với bất kỳ dạng bào chế nào...

Về nhà, các con bà cứ ân hận mãi, giá như lúc mẹ uống thuốc mà có sự kiểm soát của con cái thì đâu đến nỗi...

Hà Nguyên Cường



Ý kiến của bạn