Trong đó, những trẻ em ở Nam Á là bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, với hơn 12 triệu em bé sống ở các khu vực có mức độ ô nhiễm cao gấp 6 lần so với mức độ an toàn. Ở Đông Á và Thái Bình Dương, ước tính có khoảng 4 triệu trẻ em khác có nguy cơ bị tổn thương não do ô nhiễm.
Theo Unicef, những hạt ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương các mô não bộ và gây suy giảm sự phát triển nhận thức ở con trẻ. Trong báo cáo của mình, Unicef ghi rõ có sự liên quan giữa ô nhiễm và khả năng IQ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sự suy giảm điểm số, cấp bậc xếp hạng trung bình đối với học sinh trong trường học cũng như các vấn đề liên quan tới hành vi thần kinh. Các hậu quả này còn tác động xấu suốt cả cuộc đời con người.
Unicef kêu gọi sử dụng rộng rãi khẩu trang và hệ thống lọc không khi và han chế tối đa cho trẻ con ra ngoài đường vào những thời điểm cao điểm ô nhiễm.