Điều đặc biệt quan tâm là các biểu hiện của ung thư vòm họng thường không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các biểu hiện viêm nhiễm vùng hô hấp như viêm họng, viêm mũi... và thường khi bệnh nặng mới phát hiện được nên việc điều trị rất khó khăn.
Biểu hiện, triệu chứng ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng diễn ra âm thầm, các biểu hiện ban đầu khó nhận biết. Các biểu hiện gợi ý là người bệnh tự nhiên thấy đau đầu âm ỉ từng cơn, thường bị ù một bên tai, có tiếng trầm ù ù như tiếng ve kêu. Bệnh nhân có thể bị ngạt mũi, chảy máu mũi. Khàn tiếng có kèm theo khó nuốt kéo dài không rõ nguyên nhân… Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với những bệnh lý viêm nhiễm hô hấp thông thường như cảm cúm, viêm họng đến viêm mũi theo mùa khiến cho người bệnh chủ quan.
Nhưng nếu lưu ý ở bệnh nhân bị ung thư vòm họng có đặc điểm chung là thường ở cùng 1 bên, tình trạng bệnh nặng tăng dần và dùng thuốc điều trị không đỡ.
Ở giai đoạn muộn các biểu hiện của ung thư vòm họng là bệnh nhân cũng đau đầu nhưng cảm thấy đau dữ dội, liên tục, lan từ nửa đầu bên này sang nửa đầu bên kia. Bệnh nhân bị ù tai liên tục, nghe kém thính lực giảm nghiêm trọng. Tình trạng ngạt mũi kèm theo liên tục chảy mủ mũi, nếu nặng có hiện tượng chảy mủ kèm theo máu.
Kèm theo đó là có tình trạng nổi hạch góc hàm vì đây là vị trí di căn của hạch hay gặp nhất bằng cảm quan thì có thể thấy hạch lúc đầu nhỏ, rắn sau đó hạch to lên và lan sang vị trí khác.
Điều trị và tiên lượng ung thư vòm họng
Có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng. Tùy theo từng bệnh nhân, giai đoạn ( I, II, III, IV…), mà các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân từ đó sẽ có quyết định điều trị như thế nào.
Cũng giống như các loại ung thư khác điều trị ung thư vòm họng là điều trị đa mô thức sau xạ trị, các bác sĩ có thể phối hợp vừa hóa trị vừa xạ trị tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Theo thống kê, ở giai đoạn I và II nếu điều trị đúng tỉ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90%, ở giai đoạn III là 30-40%, ở giai đoạn IV là15%. Tuy nhiên, ở nước ta theo thống kê có khoảng 90-97% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV. Vì vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ cần đi khám để các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định. Nếu ở giai đoạn sớm việc điều trị sẽ hiệu quả và tiên lượng thành công càng cao, ở giai đoạn muộn việc điều trị sẽ khó khăn và hạn chế hiệu quả.
Video có thể bạn quan tâm
Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị ung thư da