Mức độ tiến triển của bệnh có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt
Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt rất đa dạng, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh
Ở giai đoạn sớm, bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Lúc này, người bệnh thường phát hiện ra ung thư tuyến tiền liệt qua thăm khám định kỳ. Tuyến tiền liệt ở giai đoạn này thường có các dấu hiệu bất thưởng như to lên hoặc khối bất thường trong nhu mô. Tùy từng trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định xét nghiệm sinh hóa để đánh giá mức độ nguy cơ.
Ở giai đoạn muộn, bệnh có nhiều triệu chứng rõ ràng và điển hình như:
- Biểu hiện toàn thân: Người bệnh cảm thấy người mệt mỏi, sút cân không rõ lý do, xuất hiện những cơn sốt rét run. Tuy nhiên, các cơn sốt này dai dẳng, sốt nhẹ và dùng thuốc hạ sốt không thuyên giảm.
Ngoài ra, người bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ có những biểu hiện ở vùng chậu, vùng tiểu tiện và vùng hạ vị. Các triệu chứng sẽ liên quan tới rối loạn tiểu tiện do tăng sinh tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt. Người bệnh bị rối loạn tiểu tiện có thể từ mức độ nhẹ tới nặng. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có những thay đổi về việc tiểu tiện (số lượng và chất lượng): tiểu nhiều lần, lắt nhắt, khó tiểu và khó kiểm soát việc đi tiểu.
- Cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc đau khi xuất tinh, xuất tinh ra máu. Có tình trạng xót nước tiểu, rớt nước tiểu sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu.
- Đi tiểu đêm nhiều mặc dù tối uống ít nước.
- Đau khu vực xung quanh vùng chậu hoặc vùng thần kinh, cơ xung quanh tuyến tiền liệt. Một số trường hợp có thể đau vùng hạ vị, cột sống hoặc lan xuống dưới hai chân.
Trong trường hợp muộn, u tuyến tiền liệt có dấu hiệu di căn sẽ gây ra triệu chứng của từng khu vực di căn. Khi di căn tới cơ xương khớp sẽ gây đau mỏi xương khớp, di căn đến các cơ quan phổi gây vấn đề về hô hấp, di căn tới dạ dày gây vấn đề về tiêu hóa…
Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi tác và sức khỏe. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, ung thư tuyến tiền liệt hoàn toàn có thể chữa khỏi. Với những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi khối u chưa di căn, tỷ lệ sống trên 5 năm là rất cao.
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu di căn, tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ giảm xuống.
Tùy vào từng giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.
Như ở giai đoạn sớm bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật triệt căn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được điều trị bổ trợ và theo dõi giám sát sau mổ. Trong trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn muộn kết hợp tuổi cao bệnh nhân có thể sẽ được cắt tinh hoàn, kết hợp dùng thuốc, xạ trị hóa chất…
Tóm lại, bệnh nhân khi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt cần được thăm khám và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Làm sao để không bị ung thư tuyến tiền liệt?
Hiện nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa rõ. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt như: di truyền, tuổi tác, lối sống không lành mạnh, quan hệ tình dục không an toàn, người hay bị căng thẳng....
Để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, nam giới cần :
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn nhiều rau xanh, tránh các đồ ăn nhanh, nhiều chất béo...
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng.
- Quan hệ tình dục đều đặn và an toàn.
- Không hút thuốc lá.
- Giảm áp lực trong cuộc sống, tránh căng thẳng kéo dài.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Xem thêm video được quan tâm:
Phát hiện ung thư tiền liệt tuyến sau trục trặc khi quan hệ vợ chồng | SKĐS