Chỉ chiếm tỷ lệ 1% trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới nhưng ng thư tinh hoàn lại hay rơi vào độ tuổi nam giới đang sung sức cống hiến cho sự phát triển của xã hội và họ còn đang mặn mà với chuyện vợ chồng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Nguyên nhân:
•Gia đình có tiền sử bị ung thư tinh hoàn.
•Bị chấn thương ở vùng tinh hoàn.
Triệu chứng:
•Mọc u bướu nhỏ không đau ở vùng tinh hoàn.
•Tinh hoàn to hơn bình thường.
•Đau bên trong tinh hoàn.
•Ngực và núm vú nam giới to hơn bình thường
•Máu và chất lưu nhiều bất thường ở vùng bìu dái
Cách phòng chống:
•Đối với các gia đình mới sinh bé trai, cần kiểm tra ngay xem bé có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không? Quan trọng nhất là xem 2 tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác? Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu thì phải mổ hạ tinh hoàn trước 4 tuổi.
•Tất cả nam giới, nhất là thanh niên, khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau thì phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu ngay.
Theo TS Graham G. Giles, Hội đồng ung thư Victoria, Australia cho biết: Người thừa cân hoặc béo phì dễ bị ung thư bạch cầu hơn so với người có trọng lượng bình thường. Người bị thừa cân ở tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm tuổi khác. Đối với người lớn và trẻ nhỏ vừa mắc bệnh ung thư mạch cầu dạng tuỷ, vừa bị béo phì, nguy cơ tái phát rất cao.
•Hiện các nhà khoa học thế giới đã phát hiện ra 50 loại gen gây ung thư, trong đó có 20 loại gây ung thư tinh hoàn.
•Ở Mỹ, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn đạt trên 90%.