Ung thư phổi từ những nghề nghiệp tưởng chừng vô hại

05-11-2018 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm và dễ mắc phải nhất ở cả nam và nữ. Bệnh càng gia tăng ở những người làm các nghề nghiệp dưới đây.

Đầu bếp

Đầu bếp là nghề thường phải tiếp xúc với dầu ăn, khói bếp và mùi chảo chống dính khi xào nấu. Các loại chảo chống dính thường là chảo kim loại (như chảo nhôm) phủ hợp chất Perfluorinated hoặc Perfluorochemicals (PFC). Nếu hít phải những hóa chất và khói bếp trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nấu ăn trong nhà 1 giờ tương đương với hút một nửa điếu thuốc lá.

Để phòng ngừa ung thư phổi do khói bếp và những hóa chất từ các đồ dùng nấu ăn hàng ngày, bạn cần phải thiết kế không gian bếp đủ độ thông thoáng, có ống khói rộng hoặc sử dụng dụng cụ hút mùi, để hạn chế lượng khói hít phải trong thời gian nấu ăn.

Người nội trợ

Công việc tưởng chừng nhàn hạ này cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi ở nữ. Nguyên nhân được cho là chị em có thời gian dài hít thở và tiếp xúc với hóa chất từ nước tẩy rửa, xà phòng, nước xịt phòng, khói bếp…

Chị em nội trợ cũng cần cảnh giác với ung thư phổi ( Ảnh minh họa)

Cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi ở chị em nội trợ là sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang… khi tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa.

Cảnh sát giao thông

Ít người biết rằng, cảnh sát giao thông thường xuyên có mặt ở ngoài đường làm công việc điều tiết giao thông cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi. Nói về điều này, các chuyên gia y tế cho biết, cảnh sát giao thông phải tiếp xúc và hít vào một số lượng lớn bụi khói xe, trong số khói bụi đó (đặc biệt là khí thải cơ giới) sẽ có những chất độc có hại. Nếu hít phải những chất độc này trong thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi.

Vì thế, những người đang làm cảnh sát giao thông cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân: sử dụng thuốc xịt mũi, nhỏ mắt, súc họng thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn… và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Thợ làm móng, tóc

Những người thợ làm móng, tóc thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc nhuộm, hấp, ép; hóa chất có trong các loại sơn móng tay… Đây cũng là nguyên nhân khiến thợ làm móng, tóc dễ bị ung thư phổi và ung thư da. Ung thư phổi do hít phải hóa chất trong thời gian dài; ung thư da do các hóa chất này gây kích ứng mạnh.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, những người thợ làm móng, tóc nên sử dụng khẩu trang khi làm việc, quần áo cũng cần được thay thường xuyên để mùi hóa chất, thuốc nhuộm không bám lại trên trang phục. Ngoài ra, khi làm nghề này, bạn cũng nên lựa chọn những loại thuốc nhuộm, loại sơn móng rõ nguồn gốc, chất lượng tốt vừa an toàn cho khách hàng lại hạn chế nguy hiểm cho chính bản thân mình.

Thợ mỏ

Những người làm nghề thợ mỏ thường phải làm việc dưới lòng đất, ít tiếp xúc với không khí tự nhiên từ môi trường. Ngược lại, người thợ mỏ phải tiếp xúc với uranium, radon, amiăng từ dưới lòng đất, lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư phổi. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư thanh quản…

Môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng khiến bạn dễ mắc ung thư phổi( Ảnh minh họa)

Với đặc thù công việc như vậy, người thợ mỏ nên sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, giày lao động… để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc ung thư phổi.

Nông dân

Những người làm nghề nông nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Việc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như khẩu trang sẽ khiến người nông dân hít phải một lượng lớn hóa chất. Theo thời gian, lượng hóa chất tích tụ lớn trong phổi có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Để hạn chế nguy cơ ung thư phổi, những người làm nông nghiệp cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất. Bên cạnh đó, người nông dân nên đổi mới cách thức trồng trọt theo hướng sản xuất hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Công nhân làm trong môi trường độc hại

Nhiều nghiên cứu cho rằng, những công nhân làm việc tại các nhà máy hóa chất, khu công nghiệp như công nghiệp luyện kim, nhà máy sản xuất thuốc lá, đồ điện tử… có khả năng mắc ung thư phổi cao. Lý do là khi làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (niken, thủy ngân)…, các hóa chất hữu cơ như benzen, toluen… trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, làm tăng khả năng mắc ung thư phổi.

Ngoài ra, những công nhân xây dựng khi phải tiếp xúc với khói bụi từ môi trường, các chất độc hại trong các sản phẩm xây dựng sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, những người công nhân nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại bằng cách sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, nên làm việc theo ca để giảm thiểu thời gian tiếp xúc với hóa chất.

Trên đây là những nghề nghiệp tưởng chừng vô hại lại “hại không tưởng” tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Chính vì thế, những người đã và đang làm những công việc trên cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe của mình, đi khám và tầm soát ung thư phổi định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có) giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh và sống khỏe.

Chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc tầm soát ung thư định kỳ ( Ảnh minh họa)

Nhằm giúp khách hàng có cơ hội phát hiện sớm ung thư phổi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng gói khám Tầm soát ung thư phổi. Xem chi tiết gói khám Tại đây.

Gói khám được thiết kế khoa học, đầy đủ các danh mục khám và chi phí hợp lý, sẽ giúp bạn phát hiện sớm mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể.

Mọi thông tin chi tiết mời độc giả vui lòng liên hệ: 1900 55 88 96/ 0904 97 0909 để được tư vấn miễn phí.


Ý kiến của bạn