Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm 84% các trường hợp ung thư phổi. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính, vào năm 2022, sẽ có khoảng 236.740 trường hợp ung thư phổi mới và khoảng 130.180 trường hợp tử vong do căn bệnh này chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của NSCLC từ 8-37%.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu các phương pháp điều trị ung thư
Lựa chọn điều trị mới có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân
Gần đây, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên giai đoạn II cho sự kết hợp của các loại thuốc ramucirumab và pembrolizumab (RP).
Ramucirumab là một chất ức chế thụ thể-2 (VEGFR-2) yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym cần thiết để hình thành mạch máu.
Pembrolizumab là một loại thuốc trị liệu miễn dịch được biết đến như một chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng những bệnh nhân được điều trị bằng RP có tỷ lệ sống sót tăng lên 31% so với những bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp chăm sóc tiêu chuẩn (SOC) hiện tại liên quan đến việc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (ICI) và hóa trị liệu dựa trên bạch kim.
Nghiên cứu hiện tại cung cấp gợi ý đầu tiên về hiệu quả của sự kết hợp này đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển có tiếp xúc với liệu pháp miễn dịch trước đó.
Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Ung thư học Lâm sàng.
Liệu pháp mới giúp giảm tử vong cho người bệnh ung thư phổi
Cách điều trị đã thay đổi kết quả cho người bệnh ung thư phổi
Đối với nghiên cứu, các nhà khoa học đã tuyển chọn 136 bệnh nhân trước đó đã trải qua các liệu pháp chăm sóc tiêu chuẩn, bao gồm hóa trị liệu dựa trên bạch kim và liệu pháp miễn dịch cho NSCLC hoặc bệnh tái phát.
Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào ramucirumab, với liều 10mg/kg, cùng với pembrolizumab với liều 200mg, cứ 21 ngày một lần hoặc dùng hóa trị liệu chăm sóc tiêu chuẩn. Điều trị tiếp tục cho đến khi bệnh tiến triển cho thấy thiếu đáp ứng điều trị, triệu chứng xấu đi, gặp độc tính của thuốc phải ngừng điều trị, hoặc trì hoãn điều trị vì bất kỳ lý do gì...
Bệnh nhân được chụp hình khối u lúc ban đầu và 6 tuần một lần trong năm điều trị đầu tiên và sau đó cứ 12 tuần một lần cho đến khi bệnh tiến triển và ngừng điều trị.
Kết quả cuối cùng cho thấy, những bệnh nhân được điều trị bằng RP có thời gian sống thêm trung bình là 14,5 tháng sau khi điều trị, so với 11,6 tháng của những người điều trị bằng SOC.
Trong khi đó 42% bệnh nhân trong nhóm RP đã gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến điều trị. Tỷ lệ này là 60% đối với những người sử dụng SOC.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng liệu pháp RP cải thiện tỷ lệ sống sót của người bệnh NSCLC sau phẫu thuật khi so sánh với SOC và cần phải đánh giá thêm.
Mời độc giả xem thêm video:
7 lợi ích của vitamin C