1. Tổng quan ung thư ống tai ngoài
- 1. Tổng quan ung thư ống tai ngoài
- 2. Nhận biết ung thư ống tai ngoài và phân biệt với viêm ống tai
- 2.1.Ung thư ống tai ngoài
- 2.2. Viêm ống tai ngoài
- 3. Làm sao để biết mình mắc ung thư ống tai ngoài ở giai đoạn sớm hay muộn?
- 4.Chẩn đoán ung thư ống tai ngoài
- 5. Ung thư ống tai ngoài liệu có điều trị được không ?
- 5.1.Phẫu thuật :
- 5.2. Xạ trị:
- 5.3. Hóa trị:
- 6. Sau khi đã được điều trị ung thư ống tai ngoài bao lâu thì nên khám lại ?
- 7. Lưu ý
Ống tai ngoài là cơ quan có vai trò tiết ra chất bã là ráy tai nhằm bảo vệ ống tai giữa và các cơ quan bên trong không bị nhiễm trùng. Chính vì vậy, khi virus và vi khuẩn xâm nhập, ống tai ngoài là cơ quan có nguy cơ bị tổn thương cao.
Theo thống kê, ung thư ống tai ngoài là một bệnh ít xảy ra, chiếm 10-15% các trường hợp ung thư ở tai. Theo nhiều nghiên cứu thì tỉ lệ mắc là 1/1000000. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân ung thư ống tai ngoài được chẩn đoán ở giai đoạn muộn do các triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh như viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài, lúc này tiên lượng bệnh đã trở nên nặng nề.
2. Nhận biết ung thư ống tai ngoài và phân biệt với viêm ống tai
Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công. Nhiều người sau khi tắm, bơi,…thường lấy tăm bông lau nhưng vô tình làm rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai điều này sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Ung thư tai thường gặp ở lứa tuổi trung niên nhưng cũng gặp ở cả người trẻ và người già. Bệnh thường có hai loại là tai giữa và tai ngoài. Ung thư tai ngoài thường có nguồn gốc từ vành tai. Người bệnh tự phát hiện thấy một khối cứng, sần sùi ở vành tai, do thấy vướng, ngứa nên hay cho tay vào tai để gãi, cậy làm cho khối này rất dễ chảy máu.
Khối u tiến triển chậm trong giai đoạn đầu, chưa loét nhưng khi bắt đầu loét khối u phát triển rất nhanh, biến thành khối sùi lan khắp vành tai, xâm nhập vào ống tai ngoài rồi tiến vào tai giữa. Hệ thống hạch bạch huyết quanh tai, thậm chí cả hạch thuộc dãy cảnh ở cổ cũng bị ung thư tấn công.
2.1.Ung thư ống tai ngoài
Biểu hiện của bệnh ung thư ống tai ngoài như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Khi bị ung thư ống tai ngoài, người bệnh sẽ thấy khối u bất thường ở đường vào ống tai, vướng ở ống tai. Nhiều bệnh nhân thấy tình trạng chảy máu tai, đau tai, nghe kém…
Các triệu chứng này cũng rất dễ nhầm với bệnh viêm tai ngoài thông thường nên đôi khi bị bỏ qua. Và có những trường hợp bệnh nhân không hề có biểu hiện lâm sàng.
2.2. Viêm ống tai ngoài
Các biểu hiện của viêm ống tai ngoài bao gồm đau tai và đau nhiều hơn khi bệnh nhân ấn tay vào tai. Ngoài ra người bệnh còn thấy ngứa trong tai, mủ chảy ra từ trong tai, nghe kém…ở một số người bệnh thấy có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai.
3. Làm sao để biết mình mắc ung thư ống tai ngoài ở giai đoạn sớm hay muộn?
Giai đoạn có thể được coi như là sớm nếu người bệnh cảm nhận được các động tác nhai, nuốt, nghe, chưa ảnh hưởng tới động tác nhai, há miệng. Khối u vẫn còn khu trú ở phần tổ chức tai ngoài.
4.Chẩn đoán ung thư ống tai ngoài
Sau khi khám lâm sàng để chẩn đoán chính xác các bác sĩ sẽ nội soi và chỉ định sinh thiết khối u để làm giải phẫu bệnh học kết quả chính xác xem đúng là ung thư hay không, là ung thư tế bào dạng gì để qua đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ lan tràn của khối u, lập kế hoạch điều trị cũng như tiên lượng bệnh.
5. Ung thư ống tai ngoài liệu có điều trị được không ?
Việc điều trị ung thư ống tai ngoài phụ thuộc vào vị trí khối u, loại ung thư, giai đoạn bệnh, và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
5.1. Phẫu thuật :
Bác sĩ chuyên khoa sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối u cùng với một phần các tổ chức xung quanh nó để chắc chắn rằng hoàn toàn không còn tế bào ung thư.
Có thể là phẫu thuật loại bỏ ung thư ống tai ngoài cùng với một phần hay toàn bộ xương thái dương, tai giữa, hay tai trong; việc loại bỏ hệ thống hạch bạch huyết và các tuyến liên quan có thể được thực hiện nếu cần thiết. Việc thực hiện phẫu thuật thường là ở giai đoạn sớm của bệnh.
5.2. Xạ trị:
Là sử dụng nguồn năng lượng phóng xạ điều trị ung thư. Có thể là xạ trị sau phẫu thuật, xạ trị đơn độc hoặc xạ trị kết hợp với hóa trị. Thời gian xạ trị và liều xạ trị sẽ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
5.3. Hóa trị:
Là việc sử dụng các thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư.
6. Sau khi đã được điều trị ung thư ống tai ngoài bao lâu thì nên khám lại ?
Việc thăm khám và kiểm tra sau điều trị ung thư ống tai ngoài là rất cần thiết. Thời gian tái khám ban đầu là 2-3 tháng/ lần, sau đó có thể giãn cách thời gian dần 6 tháng, 1 năm… theo tình trạng bệnh của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
7. Lưu ý
Ung thư ống tai ngoài thật sự nguy hiểm nếu chẩn đoán muộn. Vậy nên khi có bất cứ triệu chứng hay biểu hiện bất thường về tai, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho bạn để tránh bỏ sót một bệnh dễ bị bỏ qua như ung thư ống tai ngoài.
Phần lớn cảc ung thư của ống tai là ung thư tế bào vẩy, trên lâm sàng các khối u hay biểu hiện bằng viêm tai ngoài kéo dài. Khi viêm tai ngoài không đáp ứng với điều trị thì cần phải sinh thiết sớm. Bệnh có tỉ lệ tử vong trong vòng 5 năm rất cao. Về điều trị cần phải phẫu thuật lấy bỏ rộng và điều trị tia xạ. Các khối u tuyến, có nguồn gốc từ tuyến ráy, thường tiến triển chậm hơn.
Video có thể bạn quan tâm:
Những bài tập thể dục buổi sáng giúp bạn tăng cường sức khỏe