Hà Nội

Ung thư dạ dày

12-10-2015 17:28 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Là một trong những bệnh ác tính khá phổ biến. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, người bệnh có thể sẽ bị cắt bỏ cả dạ dày.

Là một trong những bệnh ác tính khá phổ biến. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, người bệnh có thể sẽ bị cắt bỏ cả dạ dày.

Triệu chứng

• Đau dạ dày bất kỳ lúc nào, ăn vào cũng không giảm đau, dễ nhầm với các bệnh khác vùng thượng vị.

• Chán ăn, ăn xong bụng đầy, ợ hơi và người sụt cân rất nhanh.

• Buồn nôn và nôn do khối u chèn ép, khi nôn có mùi thối màu cà phê do thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày.

• Thời kỳ đầu có thể có chảy máu, phân màu đen như hắc ín.

• Các triệu chứng khác như: táo bón, thiếu máu, mệt mỏi, sốt nhẹ kéo dài. Thời kỳ cuối, có thể thủng dạ dày, chảy máu nhiều, viêm phúc mạc...

Nguyên nhân

• Vi khuẩn Helicobacter pylori là thủ phạm số một gây bệnh. Vi khuẩn này lây qua ăn uống, dùng chung đồ với người khác.

• Những người có nhóm máu A tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn những người có nhóm máu khác. Người bị viêm dạ dày thể teo thì khả năng bị ung thư dạ dày từ 6 - 12%.

• Di truyền thế hệ sau, nếu trong nhà có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con, cháu bị cao hơn gấp 4 lần so với những người khác.

• Ngoài ra chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ ung thư dạ dày: ăn các thức ăn xào, rán, nướng chả, hun khói, uống nhiều nước có gas…

Phòng tránh

• Thay đổi những thói quen ăn uống bất lợi, đặc biệt ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh và hoa quả vì chúng nhiều chất xơ.

• Những thức ăn giàu acid folic sẽ làm chậm hoặc ngăn ngừa bệnh này. Acid folic có nhiều trong gan, lòng đỏ trứng, thận, cam, ngũ cốc và rau xanh.

• Chất sulforaphane trong cây súp lơ xanh và mầm của nó có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori - thủ phạm chính gây loét và ung thư dạ dày.

Tác dụng phụ khi điều trị UTX

• Tác dụng phụ của hoá trị phụ thuộc loại thuốc điều trị, và mỗi người có phản ứng khác nhau, bao gồm: dễ nhiễm trùng, chán ăn, buồn nôn, ói, loét miệng, yếu sức, rụng tóc. Những tác dụng phụ này thường hết khi ngưng điều trị.

• Vùng điều trị thường có phản ứng da đỏ hay khô. Vì vậy, da nên được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời, chăm sóc cẩn thận, không sử dụng dung dịch hay kem thoa lên da mà không có ý kiến bác sĩ.

• Một số bệnh nhân cần thiết phải khám răng miệng trước khi điều trị. Bởi vì, điều trị ung thư có thể làm miệng nhạy cảm và dễ nhiễm trùng.

• Xạ trị có thể làm tăng khả năng u tái phát sẽ phát triển sau đó ở vùng đã điều trị. Vài loại hoá trị ảnh hưởng khả năng sinh sản của bệnh nhân trẻ.


Ý kiến của bạn