Có hơn 150 loại HPV, trong đó khoảng 40 loại lây truyền qua quan hệ tình dục và gây bệnh ở các cơ quan sinh dục, có 15 loại được liệt vào hạng có độc tính cao, gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh. HPV-16 và HPV-18 là hai loại HPV nguy cơ cao và phổ biến nhất, có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung phụ nữ, qua đó làm thay đổi kết cấu tế bào và dẫn đến ung thư cổ tử cung nếu bị nhiễm dai dẳng. Ngoài ra HPV cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và ung thư vùng miệng họng. Ngoài ra, các chủng HPV ít độc lực cũng gây ra mụn cóc hay mụn rộp sinh dục.
CÀ PHÊ SỨC KHỎE - Số Tháng 03
Tầm soát Ung Thư Cổ Tử Cung bằng xét nghiệm sàng lọc HPV
BS.CKII - Trần Thị Nhật Thiên Trang (Trưởng khoa Phòng khám BV Từ Dũ) có buổi trao đổi gần gũi các nhận thức về bệnh lý UTCTC theo hình thức hỏi & đáp khán thính giả (livestream) và khách tham dự hội thảo do eDoctor tổ chức vào sáng 09/03/2019.
Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư. Nếu chúng ta ngăn ngừa được nhiễm dai dẵng HPV hoặc phát hiện sớm thì thoát được nguy cơ ung thư. Hiện vắc-xin có tác dụng giúp chống lại 2, 4 hoặc 9 loại HPV. Tất cả các loại vắc-xin đều có tác dụng chống lại ít nhất là HPV-16 và HPV-18 gây ra nguy cơ của UTCTC.
Việt Nam hiện có đơn vị cung cấp chủng vắc-xin phòng ngừa bốn loại HPV 6, 11, 16, 18 và chủng phòng ngừa hai loại HPV-16 và HPV-18 tiêm theo 3 kỳ (kỳ thứ hai cách kỳ thứ nhất 2 tháng, kỳ thứ ba cách kỳ thứ hai 4 tháng). Thuốc tiêm ngừa giúp miễn nhiễm 10 năm từ triển khai tiêm ngừa. Chủng ngừa HPV không đồng nghĩa không cần làm các xét nghiệm HPV.
UTCTC xếp hạng thứ 2 đối với phụ nữ Việt. Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận 1.500 ca khám phụ khoa mỗi ngày và việc tầm soát ung thư được áp dụng để phát hiện sớm UTCTC. Một thực tế đau lòng là UTCTC dễ phát hiện nhưng các chị em khi đến khám thì đa số đã mắc bệnh ở giai đoạn muộn (1B2 trở đi). Phần lớn, cơ thể con người có khả năng tạo miễn nhiễm tiêu diệt HPV và trong vòng 1-2 năm HPV sẽ biến mất trong cơ thể, 2%-7% số còn lại không diệt được siêu vi trùng và bị nhiễm nặng dần, gây biến đổi trong niêm mạc CTC, tạo ra những tế bào bất thường. Nếu không sớm phát hiện và theo dõi, những tế bào này phát triển thành ác tính dẫn đến bệnh UTCTC.
Nhóm nguy cơ mắc bệnh vào độ tuổi nào hoặc có thói quen sinh hoạt như thế nào?
Người nhiễm HPV là những người đã qua quan hệ tình dục. 80% phụ nữ ít nhất nhiễm HPV một lần trong đời. Khả năng nhiễm HPV và nguy cơ mắc bệnh tăng theo con số bạn tình trong đời, hoặc ở người có “bạn tình có nhiều bạn tình”.
Bạn cần biết mình thuộc nhóm nguy cơ không? Nếu không thuộc nhóm nguy cơ thì bao nhiêu năm bạn cần làm lại tầm soát? Nếu thuộc nhóm nguy cơ thì bao nhiêu tháng phải kiểm tra lại?
Phác đồ tầm soát UTCTC của thế giới và Bộ Y Tế hiện nay là 3-5 năm một lần để phát hiện sớm nhất có thể. Từ giai đoạn gọi là sớm nhất đến giai đoạn 1B1 (đã mắc ung thư CTC) điều trị được tận gốc và phương pháp điều trị cực kỳ đơn giản (đốt lạnh), đến phát hiện trễ hơn là từ giai đoạn 1B2 trở đi cần phải phẫu thuật cùng các điều trị hỗ trợ thêm.
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, có thể thực hiện xét nghiệm tế bào học hoặc xét nghiệm sàng lọc HPV hoặc kết hợp cả hai, giúp các khả năng phát hiện bệnh cao hơn vì thêm công cụ rà soát, nên được tầm soát lại mỗi 5 năm nếu cả hai xét nghiệm là âm tính. Tuy nhiên với nữ trước tuổi này nếu đã có quan hệ hoặc một cụ bà 65 tuổi nhưng chưa bao giờ tầm soát và theo bệnh lý nếu tế bào bất thường thì phải làm xét nghiệm sàng lọc HPV.
Khoảng cách giữa các lần tầm soát có thể tùy thuộc vào khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác.
TẦM SOÁT UTCTC bằng xét nghiệm sàng lọc HPV
Tại MEDIC - HOÀ HẢO
Liên hệ eDoctor 1900.6115 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tầm soát sớm cho bạn, cho người thân bạn nhé!