Ung thư bàng quang là bệnh thường gặp thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu, chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. Ở nước ta, số ca mắc mới ung thư bàng quang ngày càng tăng, nguyên nhân có thể là do hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất,… Hầu hết người mắc bệnh ung thư bàng quang đều ở độ tuổi trên 40.
1. Nguyên nhân bệnh ung thư bàng quang
Hiện nay, chưa có nghiên cứu về nguyên nhân gây ung thư bàng quang nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:
- Yếu tố tuổi: Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi.
- Yếu tố giới tính: Ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.
- Yếu tố di truyền, tiền sử gia đình: Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có vẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ung thư biểu mô Urothelial có thể hình thành trong nhiều các tế bào ung thư trong bàng quang cũng như niêm mạc của thận, niệu quản và niệu đạo. Khi có ung thư nội mạc bất cứ phần nào của đường tiểu thì cũng có nguy cơ cao hơn có khối u khác.
- Do thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với căn bệnh này bởi những người được chẩn đoán ung thư bàng quang thì hầu như đều sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất đối với ung thư bàng quang. Thuốc lá gây ra khoảng một nửa các trường hợp của bệnh ung thư bàng quang ở cả nam và nữ. Tỷ lệ người hút thuốc mắc ung thư bàng quang cao hơn những người khác.
Khi người hút thuốc hít vào, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thụ từ phổi và đi vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu. Những hóa chất này trong nước tiểu có thể gây tổn hại các tế bào lót bên trong của bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: một số hóa chất như asen, thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Một số hóa chất công nghiệp có liên quan đến ung thư bàng quang. Hóa chất như amin, benzidin và beta-naphthylamine mà đôi khi được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhuộm, có thể gây ra ung thư bàng quang.
Người lao động trong các ngành công nghiệp khác có sử dụng hóa chất hữu cơ nào đó cũng có thể có có nguy cơ bị ung thư bàng quang nếu tiếp xúc với những chất độc hại mà không có công cụ bảo vệ.
Các ngành công nghiệp như các nhà sản xuất cao su, da, dệt may và các sản phẩm sơn cũng có nguy cơ cao mắt ung thư bàng quang nếu không được bảo vệ an toàn.
Người viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài …cũng có thể mắc ung thư bàng quang.
2. Dấu hiệu bệnh ung thư bàng quang
Các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới có phát hiện ra bệnh sớm hơn như:
- Đái ra máu: Là triệu chứng phổ biến nhất (90-95%). Đái máu toàn bãi hay cuối bãi. Xuất hiện đột ngột và cũng hết đột ngột. Đái máu không đau và có thể có máu cục kèm theo, đái máu thường hay tái phát. Đái máu nhiều lần làm cho bệnh nhân thiếu máu.
- Rối loạn tiểu tiện: Thường xuất hiện khi có viêm nhiễm kèm theo, bệnh nhân có thể có đái buốt, đái rắt và đối với người cao tuổi có u xơ tiền liệt tuyến, bệnh nhân đái khó và đái nhiều lần.
- Ngoài ra, triệu chứng khác ở một vài trường hợp u bàng quang tiến triển và lớn, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau vùng hông do tắc nghẽn niệu quản, phù chi dưới, xuất hiện khối u ở vùng hạ vị, mất cân nặng, đau bụng hoặc đau xương.
3. Bệnh ung thư bàng quang có lây không?
Ung thư bàng quang là một khối u ác tính khởi phát từ bàng quang, phổ biến nhất là từ các tế bào lót mặt trong của bàng quang. Kích thước của khối u ở mỗi người là không giống nhau và khối u có khả năng phát triển sâu vào trong lớp cơ bàng quang và di căn đến các bộ phận khác. Vì vậy, ung thư bàng quang không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây.
4. Cách phòng ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể giảm yếu tố nguy cơ mắc nếu có lối sống lành mạnh như:
- Không hút với thuốc lá, hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.
- Cẩn trọng khi môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, thải độc tốt.
- Ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ.
- Uống nhiều nước cho cơ thể. Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng hai lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các - tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng di căn và phát triển trong cơ thể.
- Khám định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe.
5. Cách điều trị ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Việc điều trị tùy theo giai đoạn bệnh và phối hợp đa mô thức bao gồm.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Loại phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và cấp độ của khối u: cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo; cắt bỏ bàng quang bán phần; cắt bỏ bàng quang triệt để; cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư.
Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.
Một số bệnh nhân có thể được tia xạ trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u và ngược lại bệnh nhân có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Với bệnh nhân ung thư bàng quang không thể thực hiện phẫu thuật thì sẽ tia xạ theo hai cách để: Chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.
Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, do đó bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát ung thư bàng quang và điều trị kịp thời.