1. Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm có thể do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có trong thực phẩm bị ô nhiễm.
Một số thực phẩm có nhiều khả năng gây ngộ độc như thịt sống, gỏi cá... Tuy nhiên, bất kỳ thực phẩm nào không được xử lý đúng cách đều có thể bị ô nhiễm và gây ra ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm khá dễ nhận biết qua các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc có máu, đau bụng và chuột rút, sốt hoặc ớn lạnh.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra nhanh, dữ dội thường trong vòng vài giờ sau khi ăn.
2. Các biện pháp tự nhiên hỗ trợ người bệnh khi bị ngộ độc thực phẩm
2.1 Giấm táo
BS. Lauren Jefferis, chuyên khoa Nội và Nhi tại Mỹ cho biết, một nghiên cứu năm 2018 tại Mỹ phát hiện ra giấm táo có đặc tính kháng khuẩn chống lại những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như E. coli, S. aureus và Candida albicans...
Cách dùng:
Đối với người lớn: Dùng 1-2 muỗng cà phê giấm táo pha trong nước lọc hoặc nước trái cây dành cho người lớn.
Đối với trẻ em: Dùng bằng 1/2 liều người lớn.
Chú ý: Giấm táo an toàn cho hầu hết mọi người nhưng việc sử dụng lâu dài có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ kali, insulin hoặc mất men răng. Do đó, không nên lạm dụng.
2.2 Than hoạt tính
Than hoạt tính nên được uống càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để có hiệu quả tốt nhất.
Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.
2.3 Trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc được sử dụng sau khi các biểu hiện của ngộ độc đã dịu bớt nhằm làm giảm cơn đau dạ dày (đau bụng) do ngộ độc thực phẩm và giúp cơ thể bù nước sau khi nôn.
Các loại trà thường được sử dụng là trà gừng, bạc hà, hoa cúc.
3. Phục hồi sau ngộ độc thực phẩm
Khi tình trạng buồn nôn, nôn, tiêu chảy bắt đầu giảm bớt, bạn vẫn cần thận trọng với những gì bạn ăn. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận của Mỹ, thực phẩm dành cho người bị ngộ độc cần đảm bảo:
-Dễ ăn và uống: Sau khi những triệu chứng của ngộ độc giảm bớt, người bị ngộ độc có thể có cảm giác khát. Do đó, nên bắt đầu với một vài ngụm nước ấm hoặc trà, sau đó uống thêm một chút nữa nếu bạn vẫn cảm thấy ổn.
-Bù nước, điện giải: Để bù nước, uống nước hoặc đồ uống có chất điện giải như nước dừa hoặc đồ uống có chất điện giải để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do nôn hoặc tiêu chảy.
-Một số thực phầm cần tránh: Tránh xa các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hoặc bất cứ thứ gì khác có thể gây rối loạn tiêu hóa...
Mời bạn xem tiếp video:
Đơn giản mà hiệu quả- Thử ngay bài tập hít thờ giúp cải thiện tình trạng bệnh hay quên- SKĐS