Vừa qua, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp cùng Báo Sức khỏe và Đời sống đã tổ chức lễ vinh danh"Vì sự phát triển dược liệu Việt".
Lễ Vinh danh nhằm ghi nhận sự đóng góp của các hộ gia đình, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu; từ đó phát triển các sản phẩm góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân; đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với những đóng góp nhiều năm cho ngành dược liệu, Công ty TNHH một thành viên Kim Hoàng vinh dự là một trong số các đơn vị được vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt".
Công ty TNHH một thành viên Kim Hoàng được biết đến là một trong nhưng đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Qua đó, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp hàng trăm nghìn cây dược liệu mỗi năm.
Trong năm 2023, Công ty đã tiến hành chuyển giao và tiếp nhận 6 quy trình công nghệ trồng cây dược liệu ba kích và cà gai leo; xây dựng vườn giống, vườn ươm ba kích, cà gai leo gốc tại xã Nghĩa Phương (Lục Nam, Bắc Giang).
Cùng với đó, đơn vị đã tiến hành trồng hơn 30 ha cây ba kích tại huyện Sơn Động và Lục Nam (Bắc Giang); trồng 5,6 ha cây cà gai leo tại huyện Lục Nam và xưởng sơ chế dược liệu. Ngoài ra, đào tạo 10 kỹ thuật viên kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản các sản phẩm của hai loài dược liệu trên.
Sau nhiều năm nghiên cứu, phát triển dược liệu, hiện Công ty có vùng trồng dược liệu với tổng diện tích là 35,95 ha tại tỉnh Bắc Giang. Riêng đối với cây ba kích, tổng diện tích trồng 30,35 ha (tại 2 huyện Lục Nam và Sơn Động), đó có 17,47 ha được cấp GACP-WHO. Với cây cà gai leo, tổng diện tích trồng 5,6 ha tại 6 hộ (tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), trong đó có 2,31 ha được cấp GACP-WHO.
Với mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ vào phát triển dược liệu, Công ty đã xây dựng vườn giống gốc, làm chủ quy trình kỹ thuật (nhân giống, trồng, thu hoạch) với cây ba kích, cà gai leo và một số cây dược liệu khác như: Xạ Can, Sâm cau, Vông Lem..
Từ đó, hàng năm có thể cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu trên 100.000 cây dược liệu/vụ (2 vụ mỗi năm). Đồng thời, hướng dẫn cho bà con quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, và thu hoạch chuyển về xưởng sơ chế dược liệu của Công ty để tăng hiệu quả cây dược liệu.
Ngoài ra, Công ty đã tạo việc làm thường xuyên liên tục cho 15 lao động tại chỗ, chủ yến là dân Tộc tày tại xã Nghĩa Phương huyện Lục Nam với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/tháng.
Với những đóng góp nhiều năm cho ngành dược liệu, Công TNHH MTV Kim Hoàng đã vinh dự được vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi" được tổ chức bởi Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp cùng Báo Sức khỏe và Đời sống.
Đây cũng là sự cổ vũ, động viên, ghi nhận và lan tỏa ý nghĩa xã hội từ những cống hiến của Công ty với sự phát triển vùng trồng dược liệu, đặc biệt là các loài dược liệu quý hiếm, phát huy tinh hoa và giá trị y dược cổ truyền Việt Nam.
Lễ Vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi" do Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp cùng Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức tối 21/12 vừa qua tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Lễ Vinh danh nhằm ghi nhận sự đóng góp của các hộ gia đình, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu; từ đó phát triển các sản phẩm góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân; đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện mục tiêu Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào
Xem thêm video được quan tâm:
Quá trình ra đời Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) | SKĐS