Hà Nội

Ukraine và giấc mơ gia nhập NATO: Con đường còn xa

17-12-2024 12:27 | Quốc tế
google news

SKĐS - Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba trong cuộc phỏng vấn với The Times đã nhận định rằng, Kiev khó có khả năng nhận được lời mời gia nhập NATO trong nhiều thập kỷ tới.

Điều này tạo ra trở ngại lớn cho việc nhanh chóng tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài với Nga.

Ukraine và giấc mơ gia nhập NATO: Con đường còn xa- Ảnh 1.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba. (Nguồn: Getty Images)

Ông Kuleba nhận định chính quyền tương lai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga, do những "khác biệt cơ bản" giữa hai bên.

Trong khi đó, ông Trump tự tin tuyên bố rằng ông có thể giải quyết xung đột Ukraine "trong vòng 24 giờ" sau khi nhậm chức, dù chưa đưa ra chi tiết cụ thể về cách thức. Nhiều người suy đoán rằng ông Trump có thể sử dụng viện trợ quân sự và tài chính của Mỹ dành cho Ukraine làm đòn bẩy để đưa cả 2 bên vào bàn đàm phán.

Thách thức gia nhập NATO

Theo ông Kuleba, NATO có thể sẽ xem xét lời mời Ukraine gia nhập khối trong vòng 10 đến 20 năm tới. Tuy nhiên, ông dự đoán Kiev có thể sẽ từ chối lời mời này vì những điều kiện chính trị phức tạp và áp lực từ Moscow.

Thay vào đó, ông đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế, bao gồm quân đội Anh và Pháp, như một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi tiến trình gia nhập NATO. Dù vậy, ông thừa nhận rằng ý tưởng này khó khả thi, chủ yếu do chi phí khổng lồ, mà Ukraine có thể sẽ ưu tiên dùng để mua thêm vũ khí.

Dự kiến, lực lượng gìn giữ hòa bình cần có quy mô 40.000 quân để bảo vệ dọc tuyến đầu kéo dài 1.500 km. Ông Kuleba cho rằng, lực lượng này sẽ không đủ mạnh để đối phó với áp lực quân sự từ Nga, ví von đây là "một ranh giới đỏ rất mỏng".

Quan điểm từ Moscow

Nga nhiều lần khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận việc Ukraine trở thành thành viên NATO, vì điều này đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của họ.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov gần đây cho rằng tham vọng gia nhập NATO của Ukraine là một trong những lý do chính khiến Moscow quyết định phát động chiến dịch quân sự vào năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà báo Mỹ Tucker Carlson, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã nhấn mạnh rằng "nguyên tắc chính" để đạt được hòa bình là: Ukraine phải giữ tình trạng trung lập, không tham gia bất kỳ khối quân sự nào và đặc biệt là không trở thành thành viên NATO.

Nga đưa ra các điều kiện hòa bình cho UkraineNga đưa ra các điều kiện hòa bình cho Ukraine

SKĐS - Nga đã chính thức đưa ra các điều kiện để chấm dứt xung đột tại Ukraine, nhấn mạnh các yêu cầu rõ ràng nhằm đạt được một giải pháp hòa bình lâu dài.


Xuân Minh
(Theo The Times)
Ý kiến của bạn