Ngày 16/4, Quốc phòng Ukraine đã hoàn toàn mất khả năng kiểm soát miền Đông nước này sau khi nhiều binh sĩ buông súng trước lực lượng thân Nga và đồng ý gia nhập lực lượng này.
Trang mạng warfiles.ru cho biết từ hôm 15/4, tình hình ở miền Đông Ukraine đã trở nên vô cùng nguy hiểm với nhiều diễn biến nóng khó lường.
Tình hình này đã tác động mạnh đến tâm lý và tinh thần của các binh sĩ chính phủ khiến một số thực sự hoang mang, số khác công khai bày tỏ bất bình đối với các quyết định do chính quyền trung ương lâm thời ở Kiev đưa ra.
Kết quả, nhiều đơn vị quân đội và binh sĩ quyết định rời bỏ hàng ngũ để “đầu quân” cho lực lượng thân Nga.
Theo các nguồn tin tại chỗ, một số đơn vị lính dù ở các thành phố miền Đông đã giao nộp vũ khí, trong đó có cả pháo tự hành 2S9 Nona-S 120mm, để đứng về phía người biểu tình.
Tại thành phố Slaviansk thuộc tỉnh Donetsk, nơi khởi đầu các hoạt động chiếm giữ trụ sở công quyền, các binh sĩ chính phủ đang thảo luận với chính quyền địa phương về việc “đào ngũ” sang Cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk.
Tại thành phố Kramatorsk, một đơn vị lính thiết giáp đã tự động vô hiệu hóa vũ khí theo yêu cầu của đám đông biểu tình thân Nga, sau khi đoàn xe bọc thép của họ bị bao vây, chặn giữ.
Một phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho biết các binh sĩ thiết giáp ở Kramatorsk đã giao nộp bộ phận khai hỏa của các khẩu súng để đổi lấy cam kết được rời khỏi xe.
“Các phiến quân ủng hộ Nga đã chiếm 6 xe thiết giáp do Kiev phái đến thành phố Kramatorsk ở miền Đông để trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng ly khai”, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết cả 6 xe thiết giáp đã được đưa tới thành phố điểm nóng Slavyansk.
Còn tại thành phố Donetsk, tổ chức "Thành trì" chiếm giữ trụ sở chính quyền địa phương. Đây là thành phố thứ 8 ở miền Đông Ukrain bị người biểu tình chiếm giữ các cơ quan hành chính.
Trong khi đó, ở bên ngoài các thành phố này, một lượng lớn xe bọc thép của quân đội đang được lệnh bao vây song lại không thể di chuyển do bị người dân chặn giữ. Nhiều người dân còn thuyết phục các binh sĩ hay quay về Kiev hoặc hạ vũ khí đầu hàng.
Những diễn biến này càng củng cố nhận định trước đó cho thấy cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine sẽ ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền trung ương và đẩy Kiev vào thế có thể sẽ bị mất nốt cả khu vực này sau khi đã không thể giữ được bán đảo Crimea cách đây 2 tháng.
- Mỹ lôi kéo các nước Baltic nhằm đối trọng với Nga về Ukraine
- Ukraine: Đụng độ giữa hai nhóm biểu tình ở Sevastopol
- Làn sóng ủng hộ Nga lan rộng ra các tỉnh miền Đông Ukraine
- Mỹ kêu gọi 6 nước họp bàn về khủng hoảng Ukraine
- Cơ quan an ninh, truyền thông Ukraine bị tấn công mạng
- Mỹ cấm cấp thị thực cho người bị cáo buộc gây chia rẽ Ukraine
- Ukraine tố quân Nga chiếm đơn vị tên lửa ở Crimea
- Nga Mỹ nỗ lực đàm phán về căng thẳng ở Ukraine
- Nga thử tên lửa đạn đạo giữa căng thẳng Ukraine
- Tổng thống Nga thị sát tập trận bắn đạn thật gần Ukraine
- quốc hội Ukraine
- truyền thông Ukraine
- chính trị UKraine
- Nga bên ngoài đơn vị quân đội Ukraine
- phong tỏa bờ biển Ukraine
- số người Việt có quốc tịch Ukraine
- Đại sứ Ukraine
- hải quân Ukraine
- Ukraine hé lộ hàng nghìn tài liệu mật
- Tổng thống tạm quyền Ukraine
- Tổng thống V.Putin được hay mất trong ván bài Crimie?